Hi quest ,  welcome  |  sign in  |  registered now  |  need help ?

Môi giới chứng khoán: Nghề không trải hoa hồng

Written By tui laphuongl ke on Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011 | 21:15

Hiện nay broker - nhà môi giới chứng khoán, được xem là nghề thời thượng với thu nhập hấp dẫn và cơ hội mở rộng nhiều mối quan hệ. Nhưng broker chưa hẳn là nghề trải hoa hồng như nhiều người nghĩ nếu bạn chưa chuẩn bị đủ “nội lực”.

Là “đại sứ thiện chí”
Công việc chính của nhà môi giới là tiếp khách và tư vấn. Vì thế những broker chuyên nghiệp phải có mối quan hệ rộng trên mọi lĩnh vực. Nguồn khách hàng của họ đến từ những đầu mối trung tâm giao dịch chứng khoán (CK) hay do chính nhà đầu tư  tự tìm đến broker thông qua một số trang web CK như: BVSC, SSI, Vietstock... Trên đó ghi rõ địa chỉ, e-mail của từng nhà môi giới. Vì thế, hình ảnh thân thuộc của những vị “đại sứ thiện chí” này là luôn miệng tư vấn cho khách hàng với thời lượng giao dịch 24/24 bằng ít nhất 3 điện thoại di động. Làm việc ở Công ty chứng khoán VCBS hơn một năm, Gia Bảo bộc bạch: “Nhà đầu tư thường bận rộn việc kinh doanh nên không có thời gian lên sàn nắm bắt giá cả, vì thế mình phải biết chăm sóc khách hàng, thường xuyên liên lạc thông báo tin nóng để giúp họ kịp đưa ra quyết định mua hay bán. Nghề này thu nhập cao nhưng tất bật, nửa đêm chợp mắt có điện thoại cũng phải nghe vì ai mà chẳng phập phồng lo lắng do cổ phiếu cứ lên xuống thất thường”.
Hiện nay, ở các công ty lớn, do chưa đủ nguồn nhân lực nên thường một nhân viên phải tư vấn cho cả chục nhà đầu tư. Thu nhập từ nghề này cũng “muôn hình vạn trạng”, vì ngoài lương cơ bản, tiền thưởng của công ty, các broker giỏi còn được “boa” từ những phi vụ môi giới giúp nhà đầu tư trúng quả đậm hay hưởng tiền chênh lệch doanh số.
Kiến thức 9, đạo đức 10
Đối với bạn trẻ mới vào nghề broker, việc trau dồi kiến thức là cực kỳ quan trọng. Từng giữ chức trợ lý giám đốc một công ty tổ chức sự kiện với mức lương lên đến con số ngàn đô, nhưng Trần Hoàng Vương vẫn quyết định về đầu quân cho Công ty chứng khoán Sài Gòn đang cần người có kinh nghiệm phân tích tài chính. Vừa làm vừa chịu khó học hỏi kinh nghiệm, lấy chứng chỉ đào tạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vương cho biết: “Nếu không có kiến thức sâu rộng, chẳng hạn như dự đoán A tăng nhưng cổ phiếu lại rớt giá thê thảm, khiến nhà đầu tư khốn đốn thì mấy ai còn tin tưởng vào khả năng “quân sư quạt mo” của mình nữa? “Mất tiền bạc là mất một nửa, mất uy tín là mất tất cả”, khi đó, bạn sẽ không còn cơ hội cho những phi vụ kế tiếp”.
Do đó, bên cạnh hình ảnh broker thân thiện, lịch thiệp, nghề này còn đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp nhất định. Đành rằng công việc hái tiền tỉ nhưng nếu bạn mải chạy theo lợi nhuận cá nhân để tư vấn theo kiểu “công cụ bán hàng” cho đơn vị nào đó mà không thấu hiểu cặn kẽ mọi thông tin khách hàng thì sẽ gây ra những tổn thất đáng tiếc khiến nhà đầu tư phải tìm đến một tổ chức môi giới khác. Bí quyết của anh Doãn Hà, một broker chuyên nghiệp của Công ty chứng khoán Ngân hàng Phương Đông là: “Tìm hiểu thật cặn kẽ khả năng tài chính của khách hàng. Bởi không phải ai mua cũng thắng. Bản thân chứng khoán là một thị trường của lòng tin và nhiều nhà đầu tư thường mua “cái kỳ vọng” hơn cái “giá trị thực chất” do cổ phiếu mang lại. Vì thế, ngoài khả năng phân tích tài chính, các broker cần tôn trọng sự trung thực, tính minh bạch khi cung cấp thông tin cho khách hàng”.
Nguồn: Sưu tầm 
Nghề môi giới chứng khoán có khá nhiều điểm tương đồng với lĩnh vực Môi giới FOREX.
Nếu Broker chỉ chạy theo hoa hồng và phớt lờ "Chất lượng" thì ắt hẳn sự nghiệp sẽ chấm dứt sớm. (Sự thật là các môi giới và cả công ty thường chú trọng đến Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư-Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty)Theo kinh nghiệm riêng,tôi luôn đặt chỉ tiêu bảo toàn vốn làm hàng đầu. Một khi khách hàng giữ vững vốn và lợi nhuận ổn định thì đương nhiên mối quan hệ IB relationship được duy trì bền vững.