(© Môi giới FOREX)-Sau khi cài đặt Flatform MT4 và tạo tài khoản giao dịch Ảo ( Demo)
Đây là giao diện Flatform Mt4,khu vực quản lý quản lý tài khoản và các công cụ ỗ trợ Phân tích Kỹ thuật được bố trí như sau:
1/ Bảng tỷ giá: Click chuột phải vào bảng tỷ giá và chọn "Show All" sẽ hiển thị tất cả các cặp FOREX và GOLD ( XAUSD,XAUEUR,..)
2/ Indicator: Khu vực thêm bớt các công cụ hỗ trợ Phân tích Kỹ Thuật.
3/ Quản lý hoạt động giao dịch: Tại đây,Trader có thể theo dõi các lệnh giao dịch đang thực thi,Đóng giao dịch,xem kết quả giao dịch,...
PHẦN I: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ ?
Phân tích kỹ thuật chẳng qua là thao tác quan sát biến động của giá trong quá khứ để dự báo động thái tiếp theo của thị trường. Có thể hiểu đơn giản,các Trader cần nhận định xu hướng chủ đạo của thị trường để lướt theo sóng [ Xu hướng tăng thì ưu tiên BUy và nGược lại]
PHẦN II: XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG
Luôn nhơ rằng "Trend is your best Friend", đi ngược lại xu hướng không khác gì lội ngược dòng thác dữ. Hầu hết các chú Newbie ( trong đó có tôi) mới vào nghề và sớm bi knockout do nuôi lệnh trái chiều. Hồi năm 2009, xu hướng thị trường Vàng tăng bức phá từ mức 95x lên đến hơn 1000 USD/ounce. Nhiều cụ vẫn giữ lập trường khi tình hình suy thoái,khủng hoảng toàn cầu được giải quyết triệt để thì Vàng sẽ trở về giá trị thực ( Quanh quẩn mốc 500 USD/ounce )
Thế đấy,bảo toàn vốn là qui tắc hàng đầu đối với các Trader chuyên nghiệp. Không ai có thể dự đoán chính xác 100% diễn biến của thị trường trong tương lai. Chúng ta chỉ thừa nhận trên xác suất.
Đây là RanH giới giữa Trading- Betting
Khi đánh bạc,ví dụ :
+Trò 3 cào-theo cách gọi ở miền Nam >>>Bài dùa. Khi có 10 "con bạc" thì xác suất để bạn "hốt" trọn gói chỉ có 10%.
+ Cái ( Ăn thua với nhà cái) thì xác suất thắng tối đa chỉ bằng 50%
....
Khi bỏ tiền vào các trò đỏ đen như trên thì bạn đang phó mặc hoanì toàn cho sự may mắn.
Đối với lĩnh vực giao dịch-Trading thì khác,Các Trader chuyên nghiệp không phụ thuộc vào sự hên xui may rủi. Một Winner là người có thể dự đoán chính xác hơn 50% diễn biến thị trường.
Cách duy nhất để làm được điều đó là xây dựng nguyên tắc giao dịch thích hợp với bản thân:
Một hệ thống nhận định thị trường để xác định cơ hội giao dịch theo tôi cần hội tụ 2 yếu tố:
+Kiên định: Trăm trận như một,đều có chung một hay vài nguyên nhân. Tránh việc thêm quá nhiều các Indicator vào một biểu đồ dẫn đến rối trí.
+ Nhất quán: Trước khi lên "sàn" TRade tiền thật,nên dành ít nhất 3 tháng TrAde nghiêm túc trên tài khoản ảo (Demo) Mục tiêu là xây dựng nguyên tắc giao dịch với xác suất trên 70% thì có thể tung hoành ngAng dọC rồi ^^
Phương pháp xác định xu hướng của tôi dựa trên các dãy Moving Avarage và RSI momentum. RSI momentum là khái niệm tương đối phức tạp nên tôi sẽ post bài hướng dẫn chi tiết về đề tài này [ Các bạn có thể tham khảo bí mật của công cụ này tại đây: [Momentum RSI]
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DÃY MOVING AVARAGE để xác nhận xu hướng:
"Đường MA là đường vẽ theo giá cả mà không có giao động hằng ngày.
Lợi ích đầu tiên của nó là giúp bạn nhận định được xu hưóng (trendline) trong quá khứ của biểu đồ. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và phân tích MA rõ ràng thì nó sẽ cho bạn rất nhiều thông tin quý giá, giúp bạn ước đoán được khi nào mua, chờ và bán cổ phiếu.
Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách hiệu quả.
Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving Average hay Simple Moving Average). Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá cả của cổ phần trong một giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công thức sau :
p = price = giá cả, thường là giá cuối ngày ; fixing price, nhưng người ta cũng có thể tính giá cao nhất (+high) , thấp nhất (+low), hay lúc mở màn (open) của một ngày.
n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày
Vì đường trung bình này thay đổi dữ liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ giá ngày đầu tiên, thêm vào ngày cuối cùng nên người ta còn gọi là đường trung bình biến đổi hay là đường trung bình lưu động (Moving Average).
Cách sử dụng MA: Đoạn trích dưới đây hướng dẫn cách xác định xu hướng với dãy MA (Áp dụng cho tất cả các sản phẩm giao dịch. Riêng thị trường FOREX,tôi sử dụng MA 200 và MA 50 trên biểu đồ 1H để vận dụng các lý thuyết:
Công dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà tạo ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi giá cả trong quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ.
Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng: MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao và thấp.
Người ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng mua bán ở một thời gian tương đối. Còn MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho người nào muốn mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day trading.
Theo quy luật thông thường, khi mà giá cả cao hơn đường MA thì bạn nên mua vào vì MA cho ta dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung bình, phe đầu tư tin tưởng vào cổ phần này và nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường Support.
Bản vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà bạn nên mua vào và nếu bạn đã mua rồi thì nên tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần đã thay đổi xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn là đi xuống:
1) Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang mà đường giá cả (đường đen đậm) xuyên lên đường MA. Cổ phần đã đi ngược xu hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá.
2) Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ phần tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường.
3) Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ phần bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể.
4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi lên rõ rệt . Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng đi lên.
5) Khi đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược tình thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm vì trong kinh doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt. Dù những người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn những cách khác, nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán chứng khoán đừng dùng kỹ thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn phải kết hợp nhiều loại phân tích kỹ thuật khác, thông tin và kinh nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm nhiều phần thắng.
Ngược lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra hết, bán một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc này đường MA cho ta dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất tin tưởng và có nguy cơ còn xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức trung bình mà không biết nó rớt đến đâu. Đường MA có thể xem như là đường Resistance.
Bản đồ dưới đây cho bạn 5 dấu hiệu mà bạn nên bán ra hoặc bán khống vì cổ phần hết còn xu hướng đi lên mà đã bắt đầu rớt giá.
1) Sau một thời gian đi lên, đường MA lệch ngang. Đường giá cả lại xuyên xuống đường MA. Biểu đồ cho ta thấy giá cả đã bị chựng lại và đang rớt xuống.
2) Khi đường MA đi xuống mà đường giá vẫn xuyên qua đường MA. Đây là tình trạng cổ phiếu rớt giá rất lẹ.
3) Khi đường giá cả chạm nhưng không xuyên qua được đường MA., cổ phiếu chạm đường resistance mà không vượt qua được.
4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi xuống.
5) Nếu giá cổ phần lên quá xa đường MA thì người ta khuyên bạn nên bán vì cổ phần có thể tự điều chỉnh làm rớt giá cổ phần, bạn sẽ mất cơ hội bán nó khi nó ở mức cao nhất. Nhưng theo chúng tôi nghĩ, bạn không nên bán mà nên đặt lệnh stop loss gần sát với giá đang niêm yết. Nếu cổ phần tự điều chỉnh thì cổ phần của bạn vẫn được bán đi, bạn có thể mất chút đỉnh lợi nhuận nhưng nếu nó lên tiếp thì nó vẫn còn cơ hội sinh sôi nảy nở cho bạn nhiều tiền hơn. Còn một cách khác nữa là bán một phần cổ phiếu, lấy tiền gốc ra và để số cổ phiếu còn lại làm phần lời.-HƯỚNG DẪN CÁCH CHỐT LỜI MỘT PHẦN TẠI ĐÂY