Hi quest ,  welcome  |  sign in  |  registered now  |  need help ?

Các cách chết của Trader

Written By tui laphuongl ke on Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011 | 18:29



1/ Cái chết trên đỉnh vinh quang:
đánh đúng trend, ăn liên tục đến gần đỉnh trend => tự tin với nhận xét của mình, dốc túi tất tay ==> rơi ngay xuống vực từ đỉnh
2/ Cái chết dưới vực sâu:
dò ngược trend, tin rằng trend đã yếu, đáy sắp đến rồi ==> đưa tay ra mò đáy, kẹp 1 tay. Thế là đưa thêm tay nữa bình quân giá ==> kẹp tiếp ==> từ từ trôi xuống địa ngục
3/ Cái chết giữa dòng thác:
đánh ngược trend ==> kẹp ==> hoảng lên cút nót và đánh ngược chiều ==> lại kẹp ==> lại loay hoay ==> mệt quá nên chết giữa dòng
4/ Chết do PTKT :
Tự tin với các tuyệt chiêu (mô hình, Doji, Elliotte...) => ra đòn => bị phản đòn => Sử dụng quá nhiều chỉ báo => nhũn não => loay hoay => bị kẹp.
5/ Chết do PTCB :
Tự tin với nguồn tin mật => tích phân cho lắm vào => quất thẳng tay trong khi thị trường phản ứng ngược với suy luận Sợc trên gu gồ một đống * => Xem tin thấy... tin nọ đá tin kia => chẳng biết theo cái nào => đánh đại một hướng => Hai loại chết đầu (chết trên đỉnh vinh quang và chết dưới vực sâu) thường bắt nguồn từ những lý do trên,
6/ Chết do hóng hớt :
Hóng cho nhiều vào => điếc tai => táng bậy bạ => Tinh thần không được tốt, vận đen cứ đeo theo mãi chả biết quyết định thế nào đành đánh theo các cao thủ võ lâm. Có ai biết rằng các cao thủ thường là trên mình có rất nhiều sẹo lớn nhỏ đủ loại, nó là những dấu tích còn lại khi hành tẩu giang hồ. Đi theo cao thủ là chấp nhận bước ra giang hồ mà trên tay không có bảo kiếm => chết chắc.
II/ Chuyện phiếm về các trader
Thành phần trader trong Forex rất đa dạng : nam, nữ, mập, ốm, đẹp, xấu, nhanh nhẹn, chậm chạp, chuyên nghiệp, nghiệp dư …và nhiều hơn nữa.
Mỗi trader đều có đặc điểm bản thân riêng, kế hoạch làm việc, sở thích mạo hiểm, nổ lực và khả năng tài chính của riêng mình.
Một số trader có thể có vài điểm chung nào đó, nhưng phần lớn đều khác nhau. Điều quan trọng là mỗi chúng ta là một cá thể độc nhất vô nhị. Và tùy thuộc vào cá tính, sở thích cá nhân, và hoàn cảnh của bạn, cách bạn trade sẽ là một yếu tố dẫn dắt bạn tới thành công.

Để nhận ra bạn nên trade như thế nào, bạn phải tự khám phá đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch. Đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch sẽ quyết định kiểu trade và phương pháp trade phù hợp cho bạn.

Việc trade không giống như một cái áo, nó không có một kích cỡ phù hợp với nhiều người cũng như không có một kế hoạch phù hợp cho mọi trader.

Bạn hãy tự thực hiện việc đánh giá cá tính, cách hành xử, sự tự tin và cảm xúc của bạn. Bạn có tính kỷ luật không? Bạn là người không thích mạo hiểm hay là người thích mạo hiểm cao? Bạn là người do dự hay phóng khoáng? Bạn là người kiên nhẫn hay bốc đồng? Bạn thích chơi nhảy bungee hay đi tham quan viện bảo tàng?…

Một cách tuyệt vời để giúp bạn tự đánh giá bản thân là lập nhật ký giao dịch. Nó sẽ giúp bạn phân tích quá trình suy nghĩ của bạn sau khi giao dịch và xác định ưu điểm và khuyết điểm của bạn trong giao dịch. Hiểu được đặc điểm bản thân của mình là một chuyện, nhưng hiểu được đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhật ký giao dịch cho phép bạn xem lại các giao dịch thắng và thua của bạn để từ đó rút ra được nguyên nhân tại sao bạn thắng hoặc thua.

Bây giờ, trước khi chúng ta đi sâu vào phân tích các kiểu giao dịch, hãy xem qua sơ lược một số trader, xem kiểu giao dịch của họ và ảnh hưởng cuộc sống của họ.

Các kiểu giao dịch

Pete : “Position Trader”

Peter là một người đàn ông bận rộn với vợ, 8 con, 4 con chó, 3 con mèo, 02 con chuột và một con rồng komodo. Thực khó để nuôi sống một gia đình lớn như vậy, nhưng cũng may mắn vì Pete là một bác sỹ thành đạt.

Pete không thích ngồi trước máy tính cả ngày. Ông ấy thích đọc về kinh tế thế giới và có một danh sách các quốc gia mà ông ấy theo dõi các thông tin kinh tế. Pete thích “position trade”. Ông ấy chỉ trade vài giao dịch trong một năm. Thường là vào cuối năm ông ấy có thể đếm các giao dịch của mình trên một bàn tay.

Để thực hiện giao dịch, ông ấy sử dụng phân tích cơ bản. Nghĩa là ông ấy bỏ ra một hoặc 2 giờ mỗi tuần để xem các báo cáo kinh tế (như GDP, việc làm, CPI…). Sau đó ông ấy đưa ra quyết định cách giao dịch, nhưng không thực hiện tự động với các tín hiệu. Các giao dịch của Pete là long-term vì vậy lợi nhuận là rất lớn – nhưng cũng vì vậy mà stop loss cũng lớn. Mức stop loss của ông ấy thường trong khoảng từ 100-500pips trong khi đó lợi nhuận trong khoảng từ 500 – 1,000pips hoặc hơn nữa. Giao dịch của ông ấy có tỷ lệ reward/risk lớn, điều này cho phép ông ta giảm tối thiểu khi thua, nhưng trúng số khi ông ấy quyết định đúng.

Pete thực sự thích làm một “position trader” bởi vì nó cho phép ông ấy có một cuộc sống với công việc hiện tại và trách nhiệm với gia đình, Pete hầu như không có thời gian để làm “day trader”. Kiểu giao dịch của ông ấy không cần thiết phải đưa ra quyết định nhanh chóng và cho phép ông ấy chờ đợi một xu hướng dài hạn. Như một position trader, ông ấy vẫn có thể chu đáo với công việc và gia đình.

Sam : Swing Trader

Sam là một chàng trai độc thân có một quán cà phê nhỏ tại một góc phố, đó là nơi anh ta làm việc. Anh ta cũng là một trader và có thể theo dõi thị trường 1 hoặc 2 giờ mỗi ngày.

Sam thích thực hiện giao dịch trong khung thời gian ngắn hơn Pete – một position trader. Anh ta cố gắng tiên đoán giao động ngắn hạn của một cặp tiền và sẵn sàng giữ giao dịch trong vài ngày tùy thuộc vào biến động của giá. Một vài giao dịch của Sam có thể từ vài ngày đến cả tuần.

Sam dành ra một giờ mỗi ngày hoặc buổi tối để theo dõi thị trường. Nửa giờ đầu dùng cho việc đọc các thông tin kinh tế trong ngày và xem 24 giờ tới sẽ có các tin tức gì. Dựa trên thông tin tổng thể, anh ta quyết định cặp tiền sẽ xem xét biến động. Bởi vì anh ta chỉ theo dõi hai hoặc ba cặp tiền cho nên anh ta không mất nhiều thời gin để đọc các tin tức trong ngày.

Sau khi Sam đọc xong các báo cáo và tin tức kinh tế, anh ấy xác định thị trường sẽ biến động hay đứng yên trong vài ngày tới hoặc thậm chí vài tuần tới. Anh ấy mở đồ thị lên và sử dụng phân tích kỹ thuật để tìm các điểm mở và đóng giao dịch tốt nhất. Các công cụ Sam sử dụng để tìm các mức kháng cự và hỗ trợ bao gồm : các mức thoái lui Fibonacci, các kênh (chanels), các đường xu hướng, đường trung bình … Sau đó Sam đặt các order kèm với stop loss và profit target, vì vậy việc mở và đóng giao dịch sẽ hoàn toàn tự động.

Sam đã khá thành công. Anh ấy có mức thua lỗ từ 50 – 100 pips, trong khi mức thu lời trong khoảng từ 100 – 500 pips.

Sam thường kiểm tra các giao dịch của mình một hoặc hai lần mỗi ngày chỉ để đảm bảo không có sự kiện bất thường nào ảnh hưởng đến các giao dịch của anh ấy, thời gian còn lại trong ngày Sam dùng cho những công việc khác như quản lý quán cà phê, hoặc lướt internet để đọc các sách về kinh tế ...

Diona : “Day Trader”

Diona là một người rất nóng vội và cô ấy luôn luôn cảm thấy “cần phải làm việc gì đó”. Kiểu giao dịch của Diona là những giao dịch mở và đóng trong ngày. Vài ngày, cô ấy có thể chỉ giao dịch một lần. Nhưng đa số các ngày khác, cô ấy thường giao dịch vài lần trước khi thị trường đóng cửa. Diona đóng tất cả các giao dịch khi thị trường đóng cửa (5 pm. EST) hoặc khi một phiên giao dịch nào đó đóng cửa chẳng hạn như phiên giao dịch của Châu Âu hoặc Châu Á. Như một “day trader”, Diona cảm thấy cần phải có mặt suốt thời gian thị trường mở cửa bởi vì cô ấy sợ bỏ mất một cơ hội giao dịch tốt. Cô ấy không muốn mạo hiểm và sợ mất nhiều tiền trong mỗi giao dịch vì thế cô ấy sử dụng mức stop loss ít.

Diona đã mất vài năm để phát triển một chiến thuật riêng để kiếm tiền từ thị trường Forex. Tài khoản của Diona đủ lớn để cô ấy có thể nghỉ việc và theo dõi thị trường cả ngày như hiện nay. Mặc dù Diona nắm rõ mọi tin tức trong ngày, nhưng cô ấy chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật khi giao dịch. Cô ấy thường sử dụng các công cụ kỹ thuật dạng “oscillator” như MACD, RSI, Stochastic và đường trung bình, các công cụ này cho tín hiệu mở và đóng giao dịch và Diona chỉ trade theo tín hiệu.

Hầu như mỗi ngày Diona kiếm được từ 10 – 50 pips hoặc hơn nữa trong khi mức thua lỗ tối đa chỉ khoảng từ 10 – 20 pips, nhưng thỉnh thoảng cô ấy cũng “scalp” theo thị trường. “Scalping” là một phương pháp giao dịch với lượng lớn và chỉ thu lợi vài pips (thường 5 – 10 pips). Phần lớn các giao dịch scalp của Diona chỉ kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài giây!

Phương pháp “day trading” và “scalping” cho phép Diona thực hiện từ một đến vài giao dịch một ngày và đáp ứng nhu cầu “cần phải làm việc gì đó”. Sự tin tưởng vào hệ thống của mình (system) cho phép Diona kiên định với kế hoạch và các nguyên tắc giao dịch của mình.Cô ấy không phải quyết định nên hay không nên mở giao dịch vì đồ thị đã làm việc này cho cô ấy! Tuy nhiên, Diona biết rằng hệ thống giao dịch của mình không hoàn hảo. Diona thua hơn một nửa số giao dịch nhưng mức thu lợi trung bình gần gấp đôi mức thua lỗ. Vì thế xét về lâu dài Diona vẫn thu lợi từ thị trường Forex. Bây giờ cô ấy có thể làm việc tại nhà, tự mình làm chỉ và có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào.
          
              
                     Các anh ơi  !  Em đang trade hay em đang "đơ" ?

Bạn thuộc kiểu trader nào?


Vậy thì bạn thuộc kiểu trader nào?

Câu hỏi đầu tiên là “Bạn phải bỏ bao nhiêu thời gian để giao dịch và một giao dịch của bạn có thể kéo dài bao lâu?

Chúng ta có thể xác định các kiểu giao dịch khác nhau bằng khung thời gian. Hãy xem qua các kiểu giao dịch dưới đây và xem cái nào phù hợp với bạn :

  • Scalping – Scalper là một trader ngắn hạn, thường mở và đóng giao dịch chỉ trong vài giây. Phần lớn các forex broker ngăn cản kiểu giao dịch này. Kiểu giao dịch này cũng rất mạo hiểm do sử dụng lượng giao dịch lớn để kiểm lợi nhuận từ vài pips. Không dành cho những người yếu tim hoặc ít tiền.
  • Day traders – là những trader mở và đóng giao dịch trong cùng một phiên giao dịch (trading session).
  • Swing traders – là những trader có thể giữ giao dịch trong vài ngày.
  • Position trading – là những trader dài hạn, họ có thể giữ một giao dịch từ vài tuần đến vài tháng.

Câu hỏi kế tiếp “Bạn phân tích thị trường và quyết định giao dịch dựa vào cái gì?

  • Technical Analysis (phân tích kỹ thuật) – sử dụng đồ thị và các công cụ kỹ thuật để phân tích biến động giá trước đó của cặp tiền để tiên đoán biến động giá trong tương lai
  • Fundamental Analysis (phân tích cơ bản)– theo dõi và phân tích các báo cáo kinh tế và các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, việc làm hoặc các thông tin chính trị có thể ảnh hưởng đến kinh tế và đồng tiền của một quốc gia.

Và câu hỏi cuối cùng “Bạn là một “system trader”, hay “discretionary trader”?”

  • System Trader – một system trader thực hiện mở và đóng giao dịch khi có tín hiệu từ hệ thống giao dịch của mình bao gồm các công cụ kỹ thuật. VD : nếu công cụ Stochastic cho thấy cặp tiền đang oversold thì system trader sẽ tự động mở giao dịch “buy”.
  • Discretionary trader – kiểu giao dịch này thường là các trader sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật có thể cho một tín hiệu mở giao dịch tốt, nhưng phân tích cơ bản lại cho thấy một tương lai khác cho cặp tiền đó.

Tóm tắt

Thành công trong giao dịch forex là một việc khó khăn, mất thời gian và đôi khi cả máu, mồ hôi và nước mắt. Những người mới học làm trader cần phải xác định đúng đắn ngay từ khi bắt đầu. Người mới bắt đầu nên khởi đầu với số tiền nhỏ và luôn đánh giá các giao dịch thắng lợi cũng như thua lỗ của mình.

Như tôi đã nói từ đầu, việc giao dịch không giống như mua một cái áo. Không có một kích cỡ vừa cho mọi người. Trước khi bạn có thể thành công trong giao dịch, bạn phải mất nhiều thời gian thực tập, học được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bạn, và lập kế hoạch làm việc cho mình cũng như tích lũy vốn, kinh nghiệm.
Hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi và xem lại nhật ký giao dịch của bạn để xem bạn phù hợp với những tình huống nào. Sau đó bạn có thể quyết định kiểu giao dịch phù hợp cho bạn .