Hi quest ,  welcome  |  sign in  |  registered now  |  need help ?

Top 8 lời đồn thổi về Forex

Written By tui laphuongl ke on Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011 | 08:26

PHẦN I: Top 8 lời đồn thổi về Forex

Forex là một thị trường mà ở đó giao dịch giữa 2 loại tiền tệ diễn ra. Nơi đó cung cấp cho nhà kinh doanh sự tiếp cận và khả năng chuyển đối tiền mặt trong việc mua và bán loại ngoại tệ nào với một loại khác
Người kinh doanh Forex tìm kiếm lợi nhuận qua việc mua tiền tệ giá thấp và bán nó với giá cao hơn. Hình thức kinh doanh này đang trở nên phổ biến với sự mở rộng nhóm những người môi giới Forex online. Trên Web có rất nhiều thông tin về Forex. Tuy nhiên cũng có nhiều đồn thổi xung quanh thị trường giao dịch ngoại tệ nàyOkie


1. Kinh doanh Forex là dễ dàng
Nhiều người mong muốn nhảy vào thế giới thị trường giao dịch ngoại tệ tin rằng kinh doanh Forex là dễ dàng-bạn chỉ đọc một hai cuốn sách, sau đó bạn có thể kiếm lợi nhuận chỉ với 2-3h kinh doanh mỗi ngày. Những người khác cho rằng họ có thể mua được một chiến lược có thể đem lại lợi nhuận và nó sẽ đem lại cho họ sự giàu có với Forex. Thực sự đó chỉ là đồn thổi. Thành công trong Forex KHÔNG dễ dàng hơn nắm vững bất kỳ ngành nghề nào- bạn sẽ mất thời gian, tiền bạc và công sức nữa. Có Trader chuyên nghiệp đúc kết :" Trading là nghề khó nhất trên thế giới

2. Nếu tôi có thể kinh doanh chứng khoán thành công thì tôi cũng có thể kiếm tiền với Forex
Thành công trong thị trường chứng khoán không có nghĩa là bạn cũng sẽ thành công trong Forex- có nhiều sự khác nhau giữa kinh doanh chứng khoán với tiền tệ. Trước hết, Forex yêu cầu sự chăm chỉ và cống hiến hết mực do thị trường này mở 24h/ngày. Nhưng bạn ko thể chỉ ngồi trước máy tính cả ngày và đêm, nên cách hay nhất là bạn nên tìm những khoảng thời gian thích hợp nhất để trading.Thứ 2, đơn giản là chiến lược " buy&hold" ( mua và cứ giữ để đấy) không phù hợp trên thị trường Forex. Thứ 3, bạn không có nhiều thông tin tiền tệ như bạn có thể có được từ báo cáo và thống kê từ các công ty
3. Tôi có thể trở thành một nhà kinh doanh Forex thành công nhờ đi theo những dấu hiệu của ai đó khác
Nhiều trader mới bắt đầu thất bại do theo sau những dấu hiệu một cách mù quáng. Nó giống như quẳng hoàn toàn trách nhiệm của mình cho ai đó khác. Nghe hay đấy, nhưng kết cục thì bạn sẽ phải chịu những mất mát to lớn. Hãy học cách tin vào kiến thức và kỹ năng của chính mình. Nhớ là trong bất cứ thị trường tài chính nào ,theo đuôi kẻ khác thì sớm muộn cũng đuối sức.Tương tự như việc học trong nhà trường vậy,hành động gian lận qua thời gian sẽ thể hiện lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng,đến khi nhận biết thì quá trễ.

4. Forex là lừa đảo.
Vài kẻ hay hoài nghi và những người trader thất bại cho rằng Forex chỉ là cái gì dở hơi để lừa gạt người khác với số tiền họ phải rất khó nhọc mới kiếm được. Mặc dù có nhiều kẻ lừa đảo đứng sau danh nghĩa Forex, điều đó không có nghĩa rằng bản thân Forex cũng là lừa đảo. Có nhiều nhà môi giới Forex được đào tạo, giám đốc kế toán được luật pháp thừa nhận và những công ty đáng tin trên thị trường mà bạn có thể đặt niềm tin

 


5. Tôi cần dự đoán chính xác kết quả thị trường để có thể có lợi nhuận trong Forex
Không có một phương pháp khoa học nào để biết trước điều gì đó trên thị trường một cách chắc chắn 100%. Cũng sẽ không có thị trường Forex nếu bạn có thể biết trước chính xác tỷ giá tiền tệ. Kinh doanh không phải trò chơi của sự chắc chắn mà là của sự đánh cược. Một trong những điều đầu tiên mà những nhà trader mới cần học được là suy nghĩ về sự có thể và tỷ số giữa mạo hiểm và thành công ( risk reward ratio)

6. Tôi cần những chiến lược rất phức tạp để đạt thành công
Đây là một đồn thổi khá phổ biến mà nhiều người bán hàng online muốn bạn tin. Yêu cầu chính để thành công với Forex là kỷ luật tự giác và khả năng quản lý tiền tệ. Có nhiều trader tạo nên những món lợi nhuận chắc chắn với những chiến lược cỹ kỹ và giản đơn

7. Tôi cần một số vốn khởi đầu lớn để kiếm lợi nhuận với Forex
Vốn đầu tư lớn không giúp gì cho bạn đâu. bạn không cần nhiều tiền để có thể đa dạng hóa các loại tiền tệ và bạn không thể chuyển đổi được tỷ giá tiền tệ bằng các lệnh giao dịch của bạn( bạn sẽ cần đển hàng tỷ đô la để làm được điều này). Thực sự thì bạn có thể kinh doanh với rất ít vốn vì thị trường Forex hầu như luôn được áp dụng khái niệm đòn bẩy đẩy lên bới tiền của nhà môi giới ( còn gọi là leverage)

8. Forex là đánh cược may rùi vì nó hoàn toàn là ngẫu nhiên.
Mặc dù không có sự chắc chắn trong Forex cũng như trong bất cứ thị trường tài chính nào, điều này không có nghĩa là Forex hoàn toàn là ngẫu nhiên. Và chắc chắn không phải là đánh cược may rủi. bởi vì thành công của bạn ở đây hầu như phụ thuộc vào kỹ năng và kinh ngiệm của bạn, chứ không phải may mắn
Kiến thức là sức mạnh-vì thế sẽ tốt hơn nếu bạn học cách phân biệt những đồn thổi rập khuôn với sự thật. Đừng bị cám dỗ bởi những lời hứa hẹn kiếm lợi nhuận dễ dàng với Forex. Nhưng cũng đừng e ngại chỉ bởi vì ai đó cho rằng không thể kiếm tiền ở đây.Hãy dùng lý trí, dù bạn có ý định kinh doanh với Forex hay không,điều này sẽ giúp bạn nhiều

Nguồn: www.adigvanhungnguoiban.com
Có chỉnh sửa bản gốc cho phù hợp với thời điểm hiện tại,chân thành cảm ơn tác giả đã chia sẻ kinh nghiệm.


Sai lầm thứ nhất: Tin rằng việc dự đoán động thái kế tiếp của thị trường chắc chắn sẽ mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Thực tế là các nhà đầu tư, kể cả những người thành công nhất, cũng không hề giỏi hơn bạn trong việc dự đoán thị trường.
Chắc hẳn bạn còn nhớ thời điểm một tháng trước vụ sụp đổ thị trường chứng khoán New York vào tháng 10 năm 1987, ảnh của George Soros đã xuất hiện trên bìa tạp chí Fortune với thông điệp sau: "Việc các loại cổ phiếu của Mỹ liên tục tăng giá và vượt ra khỏi những ước tính cơ bản về giá trị không có nghĩa là sau đó chúng phải tụt dốc nhanh chóng. Thị trường được định giá quá cao không có nghĩa là không bền vững. Nếu muốn biết cổ phiếu của Mỹ có thể được định giá cao đến mức nào, bạn hãy nhìn vào nước Nhật”.
Trong khi vẫn đang nói về tình hình tăng giá các loại chứng khoán của Mỹ, ông lại linh cảm về một sự sụp đổ sắp xảy ra… ở Nhật. Sau đó, vào ngày 14/10/1987, ông còn nhắc lại quan điểm này trên tờ Financial Times.
Chỉ một tuần sau thôi, Quỹ Quantum của Soros bị thiệt hại hơn 350 triệu đôla khi thị trường chứng khoán của Mỹ (chứ không phải của Nhật) sụp đổ. Lợi nhuận cả năm đã lặng lẽ ra đi chỉ trong vài ngày. Qua sự việc này, Soros đã thừa nhận: "Thành công về tài chính của tôi đối lập hoàn toàn với khả năng của tôi trong việc dự đoán tình hình”.
Còn Buffett thì sao? Ông hoàn toàn không quan tâm đến việc thị trường sẽ đi về đâu và cũng chẳng có chút hứng thú nào với các dự báo. Đối với ông thì việc "dự báo trước có thể tiết lộ nhiều điều về người dự báo, chứ không cho biết gì về tương lai sắp tới”.
Các nhà đầu tư thành công không bao giờ quyết định bỏ vốn nếu chỉ dựa vào những thông tin dự báo về các động thái kế tiếp của thị trường. Trên thực tế, Buffett và Soros là những người đầu tiên khẳng định rằng nếu họ phụ thuộc vào các dự báo về thị trường, thì chắc chắn là họ đã phá sản từ lâu rồi.
Không ít người cho rằng việc dự báo chẳng qua chỉ là trò kiếm cơm của mấy tờ báo về đầu tư nhằm tiếp thị cho các quỹ tương hỗ, và chúng không thể mang đến thành công cho các vụ đầu tư.
Sai lầm thứ 2: Đặt trọn niềm tin vào các "chuyên gia tư vấn” do tuân theo suy nghĩ: "Nếu tôi không thể dự đoán được thị trường thì sẽ có người làm được điều đó, và tôi chỉ cần tìm cho ra người này”.
Thực tế là nếu thật sự bạn có thể dự đoán tương lai, liệu bạn có leo lên nóc nhà và hét toáng lên cho mọi người biết về khả năng kỳ diệu đó không? Hay bạn sẽ giữ kín thông tin đó để rồi mở một dịch vụ môi giới nhằm kiếm được một số tiền kếch xù từ những gì mình biết được?
Khi đưa ra dự đoán về "một vụ sụp đổ sắp xảy ra trên thị trường chứng khoán”, Elaine Garzarelli cũng chỉ là một trong số hàng ngàn chuyên gia xử lý số liệu ở New York . Điều đáng nói là dự báo này được đưa ra vào ngày 12 tháng 10 năm 1987, chỉ một tuần trước "Ngày thứ hai đen tối” - ngày mà chỉ số của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York giảm hơn 22%.
Thế là chỉ trong phút chốc, Elaine Garzarelli trở thành một nhân vật nổi tiếng và được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chỉ trong vài năm, bà đã có được một gia tài lớn nhờ tiếng tăm của mình.
Phải chăng Elaine Garzarelli đã làm giàu bằng cách thực hiện các thương vụ đầu tư theo đúng như những gì bà đã khuyên người khác? Không phải đâu. Sau sự kiện kể trên, bà trở thành một trong những chuyên gia tư vấn có mức lương cao nhất nước Mỹ (ước đoán khoảng 1.5 đến 2 triệu đôla một năm). Tiền cứ thế đổ về Quỹ tương hỗ mà bà là một trong những người tham gia đồng sáng lập và chưa đầy một năm, tổng số tiền đã lên đến con số 700 triệu đôla. Mức quản lý phí 3%, tức 21 triệu đôla mỗi năm, sau khi chia lại cho anh em nhà Shearson Lehman – những người đồng sáng lập và các cộng sự, cũng giúp bà thu về một khoản tiền không nhỏ. Ngoài ra, năm 1996, bà còn phát hành một bản tin đầu tư và ngay lập tức có hơn 82.000 người đăng ký đặt mua dài hạn.
Vậy là những lợi ích kinh doanh từ địa vị của một chuyên gia tư vấn đã giúp chính Elaine Garzarelli cũng như anh em nhà Shearson làm giàu, chứ không hề giúp gì nhiều cho những người làm theo lời khuyên của bà.
Đến năm 1994, các cổ đông đã bỏ phiếu đồng ý giải thể Quỹ tương hỗ của bà với lý do hiệu quả hoạt động của quỹ thấp đến mức không thể chấp nhận được. Doanh thu trung bình trong suốt thời gian quỹ hoạt động chỉ đạt 4,7% mỗi năm, so với con số 5,8% của S&P 500.
17 năm sau khi lọt vào tâm điểm chú ý của giới đầu tư, Elaine Garzarelli vẫn duy trì được sự nổi tiếng của mình, thậm chí ngay cả khi quỹ tương hỗ của bà đã ngừng hoạt động, bản tin của bà không còn ăn khách nữa và những dự đoán của bà đã không còn giá trị.
Chẳng hạn vào ngày 21/7/1996, khi chỉ số Dow Jones đang ở mức 5.452, bà lại tiên đoán nó có thể nhanh chóng tăng lên đến 6400. Vậy mà chỉ hai ngày sau, bà lại tuyên bố những lời hoàn toàn trái ngược: "Thị trường chứng khoán có thể rớt giá xuống từ 15% đến 25%”.
Đó chỉ là 2 trong số 14 lời dự đoán công khai của bà từ năm 1987 đến năm 1996 được các tờ Wall Street Journal, Business Week và The New York Times ghi chép lại. Trong số 14 dự đoán đó, chỉ có 5 dự đoán là chính xác mà thôi.
5/14 - tỷ lệ thành công của Elaine Garzarelli là 36%. Nếu thế thì bạn cũng có thể làm tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn chỉ bằng cách tung một đồng xu. Ít ra thì trong trường hợp đó, tỷ lệ thành công của bạn sẽ là 50%. Và Elaine Garzarelli chỉ là một trong số hàng loạt những chuyên gia phân tích thị trường tại Wall Street - đến rồi lại đi. Bạn còn nhớ Joe Granville không? Vào đầu thập niên 1980, ông từng là người rất được báo giới yêu mến. Chỉ sau khi chỉ số Dow Jones ở vào khoảng 800 điểm năm 1982, và ông khuyên mọi người nên bán bớt cổ phiếu đi, thiện cảm đó mới thay đổi.
Năm 1982 là năm đánh dấu sự khởi sắc và tăng giá đều đặn của thị trường chứng khoán kéo dài suốt nhiều năm ở thập niên 1980. Tuy nhiên, Granville vẫn tiếp tục khuyến cáo mọi người hãy nhanh chóng bán bớt cổ phiếu. Đến khi chỉ số tăng lên đến 1.200, Granville phải rút lui để nhường chỗ cho Robert Prechter – người đã tiên đoán chính xác đà đi lên của thị trường trong thời kỳ này.
Thế nhưng sau vụ sụp đổ năm 1987, thị trường đã chững lại và các chuyên gia lại dự đoán rằng chỉ số Dow Jones sẽ ở vào khoảng 400 điểm vào đầu thập niên 1990.
Sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử vào thập niên 1990 đã làm xuất hiện hàng loạt "nhà tiên tri” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã không còn được nhắc đến sau khi NASDAQ – sàn giao dịch chứng khoán của các công ty thương mại điện tử – bắt đầu tụt dốc vào tháng 3/2000.
Nếu thật sự ai đó có thể dự đoán chính xác và nhất quán về thị trường, thì có lẽ anh ta (hoặc cô ta) đã thoát khỏi sự săn đuổi gắt gao của giới truyền thông trên thế giới. Một nhà hiền triết đã rất đúng khi nói: "Rất khó dự đoán, đặc biệt là khi điều dự đoán đó liên quan đến tương lai”.
Những chuyên gia tư vấn trên các phương tiện truyền thông kiếm tiền thông qua các buổi nói chuyện về những vụ đầu tư, bán lời khuyên của họ, hay nhờ vào phí dịch vụ quản lý tiền bạc cho khách hàng. Nhưng như John Train đã đặt vấn đề trong cuốn sách The Midas Touch (Cái chạm tay hóa vàng) thì "người khám phá ra cách biến chì thành vàng chưa chắc có thể nói cho bạn bí quyết để làm ra được 100 đôla mỗi năm”.
Đó chính là lý do tại sao Buffett, Soros và những nhà đầu tư bậc thầy khác biết biến các vụ đầu tư thành tiền bạc, nhưng hiếm khi họ nói về những việc mình đang làm hoặc về những điều họ đang suy nghĩ về thị trường. Thậm chí, họ còn rất hiếm khi nói cho các nhà đầu tư của mình biết về những dự định và hành động của họ đối với số tiền của các nhà đầu tư đó.
Sai lầm thứ 3: Tin rằng "thông tin nội gián” sẽ đem lại nhiều cơ hội thành công nhất.
Thực tế là: Cho đến nay, Warren Buffett được xem là nhà đầu tư giàu nhất thế giới. Các bí quyết đầu tư của ông thường được công bố trong các bản báo cáo hàng năm của công ty. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận và tìm hiểu những bản báo cáo đó để tự giải đáp thắc mắc về thành công của ông.
George Soros từng được mệnh danh là "Người phá sập ngân hàng Anh” khi ông giành được chiến thắng trong vụ đầu tư trị giá 10 tỷ đôla vào đồng bảng Anh.
Thật ra không phải chỉ có mình ông biết điều đó, và ông cũng không phải là người duy nhất thu lãi lớn trong vụ đầu tư này. Bất cứ nhà đầu tư nào biết xem xét và phân tích vấn đề đều sẽ nhận ra những dấu hiệu chứng tỏ đồng bảng Anh sắp mất giá. Hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn doanh nhân khác cũng có thể kiếm được món tiền lớn như thế khi đồng bảng Anh thật sự mất giá so với đồng đôla. Thế nhưng chỉ có Soros biết nắm bắt cơ hội này và biến cơ hội đó thành 2 tỷ đôla lợi nhuận.
Dựa vào danh tiếng và uy tín sẵn có mà hiện nay cả Buffet và Soros đều dễ dàng tiếp cận với những người có địa vị cao trong giới tài chính, kinh doanh và cả các nhân vật quan trọng trong xã hội. Tuy vậy, khi mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư, họ chỉ là những người bình thường và không nhận được sự bất kỳ sự đón tiếp đặc biệt nào. Mặt khác, tiền lãi đầu tư của cả Buffett và Soros vào thời điểm khi họ còn chưa được nhiều người biết đến lại cao hơn hiện nay. Vì thế, việc trông chờ vào nguồn thông tin nội gián dưới bất cứ hình thức nào đều không giúp ích gì nhiều cho các nhà đầu tư.
Buffett cũng nói: "Với một triệu đôla và đầy đủ những thông tin nội gián cần thiết, bạn có thể trở nên khánh kiệt chỉ trong vòng một năm”.
Sai lầm thứ tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Thực tế là: Có thể nói rằng khối tài sản khổng lồ mà Warren Buffett đang sở hữu hiện nay bắt nguồn từ việc xác định một vài công ty có tiềm năng, rồi chỉ tập trung đầu tư vào những công ty ấy mà thôi.
Theo George Soros, điều quan trọng không phải là việc bạn hiểu đúng hay sai về thị trường, mà chính là số tiền bạn có được khi thực hiện suôn sẻ một thương vụ, và số tiền bạn mất đi khi tính toán sai. Nguồn gốc thành công của Soros cũng giống như Buffett, nghĩa là lợi nhuận thu được từ những vụ đầu tư sinh lời sẽ bù đắp số tiền bị thất thoát trong các vụ đầu tư khác.
Trong khi đó, sự đa dạng hóa lại là một hành động trái ngược hoàn toàn, bởi vì việc có nhiều cổ phần nhỏ, cho dù tỷ lệ lãi suất lớn, thì tổng số vốn của bạn cũng chỉ có thể thay đổi rất ít.
Tất cả những nhà đầu tư thành công lớn đều sẽ bảo với bạn rằng đa dạng hóa danh mục đầu tư là trò chơi dành cho những kẻ tầm thường và nhút nhát. Nhưng chắc chắn đây lại không phải là thông điệp mà bạn có thể nghe được từ các chuyên gia tư vấn tài chính của bạn.
Sai lầm thứ năm: Tin rằng phải chấp nhận rủi ro lớn mới thu được nhiều lợi nhuận.
Thực tế là: Giống như các doanh nhân vừa khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành công thường có tâm lý e ngại rủi ro, vì thế họ luôn cố gắng làm đủ mọi cách để hạn chế rủi ro và giảm thiểu thất thoát.
Tại một hội thảo về vấn đề quản lý được tổ chức cách đây vài năm, các học giả luân phiên nhau lên trình bày công trình nghiên cứu của mình về "cá tính của những người đang khởi nghiệp”. Những bài phát biểu chứa đựng khá nhiều quan điểm bất đồng với nhau, chỉ ngoại trừ một điều: những người đang khởi nghiệp thường chấp nhận rủi ro, và trên thực tế, đa số họ đều ưa thích mạo hiểm.
Cuối buổi hội thảo, một doanh nhân ở hàng ghế khán giả đứng dậy và nói rằng anh ta vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình vừa nghe được. Anh nói, là một người mới khởi nghiệp, anh luôn tìm cách tránh xa mọi rủi ro. Anh cũng có quen biết nhiều doanh nhân thành công khác và bảo rằng thật là khó mà tìm được những người thận trọng hơn họ.
Những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người chống lại các quyết định mang tính rủi ro, và các nhà đầu tư thành công cũng vậy. Biết phòng tránh rủi ro là điều kiện cần thiết để tích lũy và nhân thêm của cải. Lĩnh vực đầu tư không có chỗ cho ý tưởng hoang đường này của các học giả. Thực tế đã chứng minh rằng nếu bạn chấp nhận rủi ro lớn, thì nhiều khả năng bạn cũng đang tạo ra nguy cơ nhận lãnh những tổn thất khổng lồ.
Cũng giống như các doanh nhân lúc khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành công hiểu rất rõ rằng mất tiền bao giờ cũng dễ hơn việc kiếm được tiền. Đó là lý do tại sao họ lại chú trọng việc phòng tránh rủi ro hơn là săn đuổi lợi nhuận.
Sai lầm thứ 6: Đặt trọn niềm tin vào "Hệ thống đánh giá”, nghĩa là cho rằng phải dựa vào một số phương pháp để phân tích chi tiết hay sơ bộ các dữ liệu để đảm bảo lợi nhuận đầu tư.
Thực tế đây là một hệ quả tất yếu của việc tin vào "các chuyên gia tư vấn”. Nếu nhà đầu tư có thể thực hành theo hệ thống phân tích của chuyên gia tư vấn, thì chắc hẳn anh ta sẽ thu được nhiều tiền như chuyên gia này đã nói.
Căn nguyên của việc đặt niềm tin vào "chuyên gia tư vấn” và "hệ thống phân tích” đều giống nhau ở chỗ nhà đầu tư luôn mong muốn có một điều gì đó chắc chắn.
Warren Buffett từng trả lời câu hỏi liên quan đến một trong những cuốn sách viết về ông như sau: "Các nhà đầu tư luôn tin tưởng vào hệ thống phân tích bởi vì họ đang đi tìm một công thức để thành công”. Họ hy vọng khi tìm ra công thức đúng, khi đó tất cả những gì họ cần làm chỉ là cài đặt nó vào máy tính và theo dõi số tiền sinh sôi nảy nở từ các vụ đầu tư.
Sai lầm thứ 7: Tin rằng bạn hoàn toàn biết rõ tương lai sẽ ra sao, và chắc chắn rằng thị trường sẽ phải tiến triển đúng như bạn dự đoán.
Thực tế đây là một đặc điểm thường gặp ở những người ham mê đầu tư. Năm 1929, hầu như mọi người đều đồng ý với tuyên bố của Irving Fisher rằng "các cổ phiếu đã đạt đến trạng thái bình ổn cao một cách lâu dài”, vậy mà chỉ một vài tuần sau họ đã phải chứng kiến cảnh hỗn loạn khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Khi giá vàng tăng vọt vào thập niên 1970, người ta đã dễ dàng tin rằng tình trạng lạm phát phi mã là điều không thể tránh khỏi. Còn khi giá trị của Yahoo, Amazon.com, eBay, và hàng trăm website khác tăng lên gần như mỗi ngày, thì thật khó để tranh cãi với câu thần chú mà Wall Street đưa ra vào thập niên 1990: "Lợi nhuận (trong việc đầu tư vào các công ty thương mại điện tử) không còn là vấn đề chính yếu nữa”.
Đây là một biến thể từ "sai lầm chết người” thứ nhất trong hoạt động đầu tư, vốn cho rằng bạn phải có khả năng dự đoán tương lai, song những ảnh hưởng của nó còn mạnh mẽ và đôi lúc bi thảm hơn nhiều.
Một khi nhà đầu tư tin rằng muốn có lợi nhuận thì phải có khả năng dự đoán tương lai, anh ta sẽ cố tìm kiếm các phương pháp để có thể dự đoán "đúng”. Nhà đầu tư nào bị rơi vào "sai lầm chết người” thứ bảy trong đầu tư sẽ nghĩ rằng anh ta gần như nắm chắc được tương lai và đã biết trước tương lai sẽ mang lại cho anh ta những gì. Vì vậy, cuối cùng khi nỗi đam mê (hay niềm tin thiếu căn cứ?) không còn nữa, anh ta sẽ phải chứng kiến phần lớn vốn liếng của mình tan thành mây khói, và thậm chí anh ta còn có thể mất luôn cả nhà cửa lẫn tài sản của mình.
Trong bảy "sai lầm chết người” này, thì việc thâm nhập thị trường với một niềm tin võ đoán là điều nguy hiểm nhất đối với số vốn của bạn.
(Trích cuốn "Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett và George Soros")
Thư giãn: So sánh Mỹ nhân vs Forex cuoi mim
08:26 | 1 comments

Sự thật về quảng cáo

Written By tui laphuongl ke on Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011 | 01:24

(© Môi giới FOREX)-Hôm nay 29/3/2011 tôi bị khóa Nick trên trang Linkhay.com. Chủ đề:
Trong Comment có đính kèm Link dẫn đến Blog cá nhân. Ngay lập tức,tài khoản bị ban trong vòng 7 ngày ! Tôi không trách tay Admin cũng như Nick Bin23 trên đã "tố cáo" hành vi "Spam" của tôi,qua đó chỉ muốn nói lên sự thật về quảng cáo mà rất rất nhiều người có khái niệm sai lệch về hoạt động Marketing này.
+Người nghèo nghĩ thế nào về quảng cáo !?
_ Tốt khoe xấu che
_Toàn những lời bịa đặt
_Nếu tốt vậy sao không giữ riêng mà sử dụng, đi quảng cáo làm gì
_Một lũ Spammer (Khủng bố bẳng hoạt động quảng cáo thái quá)
.....


















Ở một khía cạnh nhất định,có không ít các Marketter lợi dụng kênh xã hội và phương tiện liên lạc đại chúng ( email,Mobile,mạng xã hội,...) để Spam các quảng cáo nhằm thu lợi cho riêng mình.
Tuy nhiên,nếu ai cũng nghĩ như vậy thì tôi tin chắc nhân loại vẫn đang sống trong thời kì tiền sử!
Edison chỉ cần sản xuất vài bóng đèn phục vụ cho công việc nghiên cứu và sử dụng cho gia đình ông. Bill gate chế tạo một hai chiếc máy tính, Các nhà khoa học giữ chặt các phát minh của mình kẻo lộ ra ngoài và mất bản quyền! ....
Xét về mặt kinh doanh-thương mại: Hàng loạt người tiêu dùng sẽ bị mua phải sản phẩm kém chất lượng; nhà đầu tư vớ phải những phi vụ đầu tư đầy rủi ro,...
Nói riêng cho lĩnh vực Môi giới FOrex, các Trader sẽ mất tiền oan do đầu tư các các Scam broker.
Vậy bản chất của quảng cáo là gì ?
Các bạn nên nhớ các doanh nhân thành đạt (Về mặt kinh tế,chính trị,xã hội..) đều là những nhà quảng cáo tài ba.
+Khi bầu cử quốc hội,có ứng cử viên nào không muốn nhiều thành viên ủng hộ mình ?
+Khi đi sinh việc làm hay yêu cầu được thăng chức,tự nhà tuyển dụng,cấp trên đề cử bạn !?
+Doanh nghiệp vừa công ố một sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng và không cần phải quảng bá đến người tiêu dùng.
+Bạn có Website,Forum và không cần tiếp thị để thu hút độc giả ....
Tóm lại, người giàu là người không ngại thể hiển mình. Khi bạn biết một sản phẩm,dịch vụ tốt mà không giới thiệu,chia sẻ cho cộng đồng thì tội này nặng hơn cả việc đi giới thiệu một sản phẩm,dv kém chất lượng!
Mặc khác,hoạt đồng Marketing (đặc biệt là tiếp thị ở các kênh trực tuyến rất cần sự tế nhị và lịch thiệp. Tôi không ủng hộ các hành động Spam hàng loạt các bài quảng cáo vào các forum,web <,hành động này đáng bị phê phán. Tôi đồng ý với cách tiếp thị thể hiện qua sự chia sẻ,giao lưu.
Ở mỗi Forum,web,Blog đều có phần để các bạn tư thể hiện mình.Vì thế,hãy  mang đến thông tin hữu ích để giúp cộng đồng có sự lựa chọn sáng suốt hơn và bài trừ các quảng cáo thiếu trung thực.
01:24 | 1 comments

Cơ hội thử sức với FOREX

Written By tui laphuongl ke on Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011 | 07:25

”Free
(© Môi giới FOREX)-Dạo quanh trên mạng tìm được Broker ( sàn giao dịch) Marketiva với nhiều ưu điểm khá thú vị.
1/ Bắt đầu giao dịch không cần vốn.
Sau khi đăng kí và kích hoạt tài khoản ( Gửi bản Scan giấy CMND và Bank Stament để xác nhận tài khoản) Trader đuơcj "cấp vốn" ngay 5$ để giao dịch. Điều kiện để rút tiền trong tài khOản rất đơn giản:
Chỉ cần Trade và đạt lợi nhuận từ $2 trở lên.
Số dư tài khoản từ $7 trở lên

2/ Thanh toán qua hệ thống LR.
Lần đầu tiên rút tiền, hệ thống tính phí thông qua LR : 7$.Các lần sau không tính phí.

3/ Giao dịch qua Flatform streamster.
Spread trên cặp EURusd: 2 pip ; GBPusd: 4 Pip, Spread giao động

4/ Khối lương giao dịch rất rất thấp
Hiện nay đối với các flatform MT4, Khối lươngk giao dịch thấp nhất = 0,001 lot. Nhưng tại Marketiva, Volume xuống đến 0,00001 lot .
Theo tôi,đây là môi trường thích hợp để các Trader vừa học vừa ứng dụng ( Chủ yếu là tính kỷ luật và rèn luyện phương pháp xác định cơ hội giao dịch)
Khuyến nghị nên mở tài khoản thật tại đây:
”Free
Coupons: 94IE8MDL5W, 2KP1HNEFCD, QPHM3XBNS6, 0ZIFGBFPLL, 4UEHFX42Q3
Sau khi đăng kí tài khoản,xác nhận tài khoản ngay tại Link sau:
Download Streamster™ (PHẦN MỀM GIAO DỊCH CỦA MARKETIVA)
To download the client application, please click on the link below, choose the "Save" option in your browser, and save the client to your local computer. If you prefer to start the installation process right away, please click on the link below and choose the "Open" option in your browser.
File Version:1.2536
File Size:524 KB
Platform:Windows 98 / Me / 2000 / XP / Vista / 7
Download File:Streamster™ Installation Package
07:25 | 5 comments

Môi giới chứng khoán: Nghề không trải hoa hồng

Written By tui laphuongl ke on Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011 | 21:15

Hiện nay broker - nhà môi giới chứng khoán, được xem là nghề thời thượng với thu nhập hấp dẫn và cơ hội mở rộng nhiều mối quan hệ. Nhưng broker chưa hẳn là nghề trải hoa hồng như nhiều người nghĩ nếu bạn chưa chuẩn bị đủ “nội lực”.

Là “đại sứ thiện chí”
Công việc chính của nhà môi giới là tiếp khách và tư vấn. Vì thế những broker chuyên nghiệp phải có mối quan hệ rộng trên mọi lĩnh vực. Nguồn khách hàng của họ đến từ những đầu mối trung tâm giao dịch chứng khoán (CK) hay do chính nhà đầu tư  tự tìm đến broker thông qua một số trang web CK như: BVSC, SSI, Vietstock... Trên đó ghi rõ địa chỉ, e-mail của từng nhà môi giới. Vì thế, hình ảnh thân thuộc của những vị “đại sứ thiện chí” này là luôn miệng tư vấn cho khách hàng với thời lượng giao dịch 24/24 bằng ít nhất 3 điện thoại di động. Làm việc ở Công ty chứng khoán VCBS hơn một năm, Gia Bảo bộc bạch: “Nhà đầu tư thường bận rộn việc kinh doanh nên không có thời gian lên sàn nắm bắt giá cả, vì thế mình phải biết chăm sóc khách hàng, thường xuyên liên lạc thông báo tin nóng để giúp họ kịp đưa ra quyết định mua hay bán. Nghề này thu nhập cao nhưng tất bật, nửa đêm chợp mắt có điện thoại cũng phải nghe vì ai mà chẳng phập phồng lo lắng do cổ phiếu cứ lên xuống thất thường”.
Hiện nay, ở các công ty lớn, do chưa đủ nguồn nhân lực nên thường một nhân viên phải tư vấn cho cả chục nhà đầu tư. Thu nhập từ nghề này cũng “muôn hình vạn trạng”, vì ngoài lương cơ bản, tiền thưởng của công ty, các broker giỏi còn được “boa” từ những phi vụ môi giới giúp nhà đầu tư trúng quả đậm hay hưởng tiền chênh lệch doanh số.
Kiến thức 9, đạo đức 10
Đối với bạn trẻ mới vào nghề broker, việc trau dồi kiến thức là cực kỳ quan trọng. Từng giữ chức trợ lý giám đốc một công ty tổ chức sự kiện với mức lương lên đến con số ngàn đô, nhưng Trần Hoàng Vương vẫn quyết định về đầu quân cho Công ty chứng khoán Sài Gòn đang cần người có kinh nghiệm phân tích tài chính. Vừa làm vừa chịu khó học hỏi kinh nghiệm, lấy chứng chỉ đào tạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vương cho biết: “Nếu không có kiến thức sâu rộng, chẳng hạn như dự đoán A tăng nhưng cổ phiếu lại rớt giá thê thảm, khiến nhà đầu tư khốn đốn thì mấy ai còn tin tưởng vào khả năng “quân sư quạt mo” của mình nữa? “Mất tiền bạc là mất một nửa, mất uy tín là mất tất cả”, khi đó, bạn sẽ không còn cơ hội cho những phi vụ kế tiếp”.
Do đó, bên cạnh hình ảnh broker thân thiện, lịch thiệp, nghề này còn đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp nhất định. Đành rằng công việc hái tiền tỉ nhưng nếu bạn mải chạy theo lợi nhuận cá nhân để tư vấn theo kiểu “công cụ bán hàng” cho đơn vị nào đó mà không thấu hiểu cặn kẽ mọi thông tin khách hàng thì sẽ gây ra những tổn thất đáng tiếc khiến nhà đầu tư phải tìm đến một tổ chức môi giới khác. Bí quyết của anh Doãn Hà, một broker chuyên nghiệp của Công ty chứng khoán Ngân hàng Phương Đông là: “Tìm hiểu thật cặn kẽ khả năng tài chính của khách hàng. Bởi không phải ai mua cũng thắng. Bản thân chứng khoán là một thị trường của lòng tin và nhiều nhà đầu tư thường mua “cái kỳ vọng” hơn cái “giá trị thực chất” do cổ phiếu mang lại. Vì thế, ngoài khả năng phân tích tài chính, các broker cần tôn trọng sự trung thực, tính minh bạch khi cung cấp thông tin cho khách hàng”.
Nguồn: Sưu tầm 
Nghề môi giới chứng khoán có khá nhiều điểm tương đồng với lĩnh vực Môi giới FOREX.
Nếu Broker chỉ chạy theo hoa hồng và phớt lờ "Chất lượng" thì ắt hẳn sự nghiệp sẽ chấm dứt sớm. (Sự thật là các môi giới và cả công ty thường chú trọng đến Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư-Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty)Theo kinh nghiệm riêng,tôi luôn đặt chỉ tiêu bảo toàn vốn làm hàng đầu. Một khi khách hàng giữ vững vốn và lợi nhuận ổn định thì đương nhiên mối quan hệ IB relationship được duy trì bền vững.
21:15 | 1 comments

IB và hơn thế nữa


(Môi giới Forex)-Sau thời gian hỗ trợ các môi giới đăng kí tài khoản IB,tôi nhận thấy đa số có chung một đặc điểm: Mau nóng chóng nguội! Sau khi xem qua tiềm năng phát triển của lĩnh vực,khá nhiều bạn muốn thử sức với công việc này.Tuy nhiên,đó chỉ là hành động của sự hiếu kì,thật sự bạn chỉ muốn biết cách làm việc của hệ thống và tham gia thử tương tự những chương trình MMO với ý nghĩ “ Tham gia cho biết,được thì tốt,không cũng chẳng sao”
+Đối với các IB đang đăng kí tài khoản:
_Thủ tục rườm rà,khắc nghiệt=> Nản
+Đối với các IB đang làm việc:
_Công việc không thuận lợi,phần thưởng không xứng đáng với công sức bỏ ra
_Tiếp xúc với các “thương đế” khó tính
_Làm chi cho cực để người khác hưởng
_Bàn ra ý vào của những kẻ không biết chuyện (Thường là phản đối) => Chán
Các bạn có biết bí ẩn đằng sau những tấm séc tôi nhận được là gì không ?
Đó là sự hội tụ của 3 yếu tố: “ Tham vọng+Hiếu thắng+Kiên trì,đam mê”
Qui luật sinh tồn: Cá lớn nuốt cá bé
+THAM VỌNG:  
Tiền-tiếng là điều kiện cần để đạt những mục tiêu cao cả khác (Vì cộng đồng,nền giáo dục,…).Ngay khi bước chân vào cổng trường Đại học,tôi đã nghĩ ngay đến việc kiếm $ để tậu SH,…nhưng giờ đây tôi lại muốn Camry,doanh nghiệp,bất động sản,…Thế đấy,nếu không có long ham muốn dù chỉ là vật chất tầm thường thì rất khó tạo nên động lực để bạn phấn đấu không mệt mỏi.
 Quan sát 2 Twitter sau: Nhân vật đầu tiên là Kelly Kelly (Diễn viên trong chương trình đô vật Mỹ vs Forex.com ( Đối tác của tôi).Bao nhiêu người quan tâm đến lĩnh vực giải trí và bao nhiêu quan tâm đến việc làm giàu !?




HIẾU THẮNG:
Nếu để ý,bạn sẽ nghe những mệnh đề đại loại như:
+Nếu dễ ăn thế thì ốc bưu vàng ăn hết rồi
+Hình thức này đã có nhiều người biết và nhiều đối thủ cạnh tranh
+Không có con đường nào bằng phẳng
+Tiền không dễ kiếm
+Nếu tôi làm thành công thì sẽ có khối kẻ nhảy vào giành thị phần…..
+Ước gì,…
Tương tự như vậy,nếu bạn cho rằng Bill Gate,warrant Buffet là những bậc vĩ nhân,chỉ có họ mới làm được những điều phi thường thì bạn tự xây rào cản tách li khỏi thế giới thượng lưu. Chúng ta cùng sống trên mặt đất,hít thở chung bầu không khí và cấu trúc não bộ gần như tương tự nhau. Thế nhưng có vô số người suốt đời chỉ biết ngưỡng mộ kẻ khác và không bao giờ phấn đấu để đạt thành quả như mong đợi.
Trong lĩnh vực môi giới Forex ở Việt Nam,hiện có các đối thủ khá nặng kí như: Kim thiệu,Hồng Hối,phố wall,…Các IB quốc tế có thể đánh bại các sàn nội địa này không ?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể hạ knockout những gã này bằng lợi thế cạnh tranh về giá,…
+KIÊN TRÌ: 
Hãy tự đo tính kiến trì của bạn qua nhiệm vụ sau:
Mở một tài khoản ảo (Demo) Giao dịch xuyên suốt trong 3 tháng,mỗi tháng trung bình đạt 15%-20% lợi nhuận/Vốn. Nếu sau 3 tháng không đạt được 50% thì phải bắt đầu lại.
Lưu ý:
Giao dịch dựa trên phương pháp kiên định,nhất quán.Tránh trường hợp canh lúc song lớn để phang một lệnh khủng cho nhanh hốt bạc.
Không có điểm số,không ai giám sát.Hãy tự thành thật với trình độ của mình.Nếu chưa đạt được hoặc bỏ cuộc giữa chừng thì cũng đừng nghĩ đến việc làm môi giới FOREX.
07:38 | 1 comments

Có hay không “vàng ảo”?

Written By tui laphuongl ke on Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011 | 18:26

Trên trang tin CafeF hÔm nay ( 23/3/2011) có đăng một bài "tiểu luận" cực hot,phản kháng mạnh với đề xuất cấm vận các sàn giao dịch vàng tài khoản.
Tác giả
Trần Trọng Quốc Khanh
Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu (ACB)
Có hay không “vàng ảo”?
Hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài đã bị ngừng từ tháng 7/2010. Khái niệm “vàng ảo” chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề và gây ra nhiều ngộ nhận không cần thiết.
Từ khi Việt Nam xuất hiện hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (2006) và kinh doanh vàng tại các trung tâm giao dịch vàng hay còn gọi là sàn vàng (2007), một số phương tiện truyền thông trong nước thường đề cập đến khái niệm “vàng ảo”.

Tuy nhiên, theo người viết, khái niệm “vàng ảo” chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề và gây ra nhiều ngộ nhận không cần thiết đối với các nhà đầu tư, nhà phân tích, nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách.
Nhiều bài viết về thị trường vàng có vẻ thích dùng từ “vàng ảo” (viết nháy trong ngoặc kép). Tuy nhiên, nội dung bài viết thường chỉ mô tả được một vài khía cạnh đơn lẻ trong quy trình kỹ thuật sản phẩm và thiếu góc nhìn toàn cục của hoạt động kinh doanh vàng, rồi đi đến kết luận bằng vài chữ đại loại “như thế là ảo”, hoặc “đó là vàng ảo”. Nói cách khác, một khái niệm mới được nêu ra, nhưng thiếu định nghĩa thấu đáo để có thể thảo luận.
Cái gọi là “vàng ảo” mà một số bài viết nêu lên thường muốn gắn kết với vàng trên tài khoản. Ngoài ra, còn có một số tình huống ngộ nhận khác cũng bị quy kết là “ảo”. Người viết kỳ vọng, việc phân tích cụ thể ba trường hợp dưới đây - xuất phát từ kinh nghiệm và cơ sở lý luận thực tiễn - sẽ giúp phản ánh đúng bản chất vấn đề của thị trường vàng dưới góc nhìn đa chiều và logic, qua đó chứng minh khái niệm “vàng ảo” là không có cơ sở.

Trường hợp 1: Vàng trên tài khoản không phải là vàng ảo
Có lẽ do quá quen với cảnh mua bán vàng miếng ở Việt Nam (một cách thức giao dịch lâu đời, nhưng ẩn chứa nhiều bất tiện và rủi ro), nên người ta dễ có khuynh hướng xem vàng không tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình là “vàng ảo”. Lập luận này thiếu căn cứ do không dựa trên nền tảng về chuẩn mực hạch toán kế toán.
Lấy ví dụ về một doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là “Bên A”) xuất khẩu 100 kg vàng vật chất cho người mua ở Thụy Sĩ (gọi tắt là “Bên B”). Sau khi nhận hàng và khấu trừ mọi chi phí phát sinh, Bên B sẽ ghi có số dư vàng vào tài khoản vàng (metal account) của Bên A mở trên sổ sách kế toán của Bên B.
Chi phí phát sinh do Bên A chịu bao gồm: (i) phí tinh luyện nếu lô hàng có hàm lượng dưới 99,99% (refining cost), (ii) phí giám định (assaying cost), và (iii) phí nghiệp vụ (handling cost). Để đơn giản hóa ví dụ, giả định tổng chi phí của lô hàng là 1 kg vàng.
Vậy, số lượng 100 kg vàng vật chất sẽ được chuyển hóa hình thái thành số dư 99 kg vàng tài khoản. Thị trường tài chính quốc tế gọi vàng tài khoản là “loco London gold” (loco: viết tắt của chữ location, nghĩa là địa điểm), tức vàng tinh chất 99,99% đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể giao dịch tự do tại thị trường London (Anh).
Từ hình thái ban đầu là vàng vật chất có tính năng như hàng hóa (commodity) ẩn chứa nhiều chi phí và rủi ro trong giao dịch (như kiểm đếm, lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm, an ninh, thất lạc, mất mát, nhân công…), nay vàng tài khoản trở thành một công cụ có tính thanh khoản cao (liquidity) với đầy đủ tính năng như tiền tệ (currency), có thể dễ dàng thực hiện nhiều nghiệp vụ như: (i) chuyển khoản vàng (gold transfer), (ii) gửi vàng (gold deposit), (iii) ký quỹ (gold margin), (iv) cho vay (gold lending), (v) thế chấp (gold collateral), và (vi) mua bán (gold trading)…
Trở lại ví dụ trên, sau khi Bên B báo có số dư vàng cho Bên A, lúc này số dư vàng hạch toán trên tài khoản cũng hoàn toàn tương tự như số dư tiền gửi hạch toán trên tài khoản. Nói cách khác, Bên A là chủ sở hữu số dư vàng, còn Bên B là người đang nợ số dư vàng đó.
Với tư cách là chủ sở hữu số dư vàng, Bên A có thể ra lệnh điều chuyển vàng sang nơi khác hoặc bán số dư vàng lấy USD. Với số dư USD này (giống như thu ngoại tệ hàng xuất), Bên A có thể tùy nghi sử dụng phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành hoặc có thể bán USD lấy VND, mang VND gửi ngân hàng hoặc rút VND tiền mặt nộp quỹ công ty mình.
Quy trình xuất khẩu vàng nói trên cho thấy bước khởi đầu là vàng thực và bước cuối cùng là tiền thực, dù tiền USD hay tiền VND. Vậy, với điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là thực, nếu xem vàng trên tài khoản là vàng ảo, liệu có thể chấp nhận cách lập luận thiếu thuyết phục rằng để có thể xuất khẩu vàng thực nhằm thu về ngoại tệ/nội tệ thực, phải trải qua một công đoạn “ảo hóa vàng” trước, rồi mới có thể “thực hóa tiền” sau?
Xét một khía cạnh khác, với số dư vàng sẵn có trên tài khoản chưa sử dụng hết, nếu cần thanh khoản vàng vật chất trong nước, Bên A có thể yêu cầu Bên B chuyển vàng về Việt Nam thông qua nghiệp vụ hoán đổi vàng vật chất (physical gold swap). Theo đó, Bên A chốt giá bán cho Bên B số dư vàng tài khoản cụ thể, đồng thời chốt giá mua của Bên B số lượng vàng vật chất tương ứng. Giá bán vàng tài khoản và giá mua vàng vật chất trong trường hợp này là cùng một giá (tức Bên A không phải trả chênh lệch giá cho Bên B).
Tuy nhiên, để có thể sở hữu vàng vật chất, Bên A phải trả cho Bên B phí chuyển đổi hình thái từ vàng tài khoản sang vàng vật chất mà thuật ngữ tài chính gọi là phí nhận vàng vật chất (physical premium). Về bản chất, phí nhận vàng vật chất bao gồm: (i) phí chế tác, (ii) phí vận chuyển, và (iii) phí bảo hiểm.
Với tính năng chuyển đổi dễ dàng từ số dư vàng tài khoản thành số lượng vàng vật chất nói trên, không thể gọi vàng tài khoản là vàng ảo được. Nếu vàng trên tài khoản là ảo, thì tiền VND, tiền USD hoặc bất cứ loại tiền tệ nào khác trên tài khoản cũng ảo nốt.
Tới đây, ta thấy rõ tính chất chuyển hóa linh hoạt từ hình thái vàng tài khoản sang hình thái vàng vật chất và ngược lại, tương tự như sự chuyển hóa linh hoạt hai chiều từ tiền mặt thành tiền gửi ngân hàng. Tiền hay vàng nằm trên tài khoản cùng với tính thanh khoản và tính lưu thông thuận tiện của chúng là một phát minh vĩ đại của con người thông qua sự ghi chép sổ sách của hệ thống kế toán.
Tóm lại, trên các thị trường tài chính tiên tiến trên thế giới, vốn đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm cũng không có khái niệm vàng ảo. Đôi khi người ta thay thế thuật ngữ “loco London gold” bằng từ ngắn gọn “paper gold”, tức vàng trên giấy tờ sổ sách.
Vì vậy, cần loại bỏ khái niệm “vàng ảo”, mà chỉ nên sử dụng khái niệm vàng tài khoản. Muốn sáng tạo ra một khái niệm mới trong kinh tế, phải hiểu rõ và phản ánh đúng bản chất vấn đề. Ngoài chữ vàng tài khoản ra, có thể sử dụng hai thuật ngữ khác để có thể thay thế như: (i) vàng ghi sổ, (ii) vàng bút tệ.
Về bản chất các thuật ngữ này đều có nội hàm như nhau, và quan trọng hơn hết chúng đều là vàng thực, vì xuất phát điểm cốt lõi của chúng đều dựa trên một tài sản nền có thực (real underlying asset), đó là vàng vật chất có trong tự nhiên.
Trường hợp 2: Kinh doanh vàng ký quỹ không phải là ảo
Kinh doanh vàng dưới hình thức ký quỹ phi tập trung (gold margin trading) hoặc dưới hình thức ký quỹ tập trung tại Sàn vàng (gold trading exchange) có sử dụng đòn bẩy tài chính (financial leverage) là một trong những phương thức đầu tư vàng tiên tiến nhất trên thế giới thay cho cách mua bán vàng vật chất vốn ẩn chứa nhiều bất tiện và rủi ro.
Lợi ích của kinh doanh vàng ký quỹ tập trung tại sàn là:
- Tạo cơ hội kinh doanh trong nước cho nhà đầu tư một cách minh bạch thay cho kinh doanh trên mạng quốc tế một cách lén lút.
- Không đòi hỏi nhiều vốn, chỉ yêu cầu thanh toán một khoản ký quỹ ban đầu (initial margin) thay vì 100% giá trị giao dịch.
- Xác định mức lỗ tối đa khi mở trạng thái.
- Tự quyết định mức giá đặt lệnh, và cơ chế khớp lệnh liên tục giúp gia tăng tính thanh khoản của thị trường.
- Việc thanh toán mua bán sẽ được thực hiện bằng cách ghi nợ/ghi có trên tài khoản, giúp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp (sai sót trong kiểm đếm, giao nhận, thất lạc hoặc mất mát tiền/vàng), rủi ro thanh toán, rủi ro đối tác so với cách thức giao dịch vàng vật chất ngoài thị trường.
- Nhà nước dễ dàng đo lường quy mô giao dịch của thị trường và có thể áp dụng thu thuế đối với nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn khi cần thiết.
Vừa qua, có một số ý kiến cho rằng kinh doanh vàng ký quỹ với tỷ lệ ký quỹ ban đầu cao hơn 90% trên tổng quy mô trạng thái 100% mới là không “ảo”. Nếu tỷ lệ ký quỹ ở mức thấp 5% chẳng hạn, phần đòn bẩy tài chính 95% dưới hình thức cho vay được xem là “ảo”. Có thể tóm tắt ý chính của lập luận này là “ảo xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ thấp và tỷ lệ cho vay cao”.
Trước tiên, có thể khẳng định ngay rằng kể cả khi mức tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới 1% cũng không phải là ảo. Về bản chất, tỷ lệ ký quỹ chính là hạn mức chặn lỗ (slop loss limit) của nhà đầu tư. Nếu giá vàng biến động trái với kỳ vọng, nhà đầu tư chỉ lỗ đúng phần tiền đã ký quỹ, không phải lỗ toàn bộ 100% tổng quy mô trạng thái. Tỷ lệ ký quỹ dù ở mức độ nào cũng chỉ là thỏa thuận tự nguyện đã ghi trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và đơn vị quản lý sàn.
Trước khi có công cụ kinh doanh vàng ký quỹ trên sàn, nhà đầu tư đã thực hiện kinh doanh vàng truyền thống dưới hình thức vay nợ ngân hàng và thế chấp bằng tài sản hình thành từ nợ vay từ hàng chục năm qua.
Ví dụ, nhà đầu tư muốn đầu tư giá xuống, đến ngân hàng vay vàng, bán vàng cho ngân hàng lấy VND, dùng VND thế chấp tại ngân hàng với tỷ lệ giải ngân theo hạn mức tín dụng do ngân hàng quy định. Nếu ngân hàng duyệt cho vay 95%, nhà đầu tư phải chuẩn bị vốn tự có 5% mới có thể thực hiện giao dịch. Giả sử giá vàng giảm như dự đoán, nhà đầu tư sẽ mua vàng trả nợ cộng lãi vay cho ngân hàng và hưởng lợi nhuận chênh lệch giá vàng.
Về bản chất, cách thức kinh doanh vàng truyền thống và kinh doanh vàng ký quỹ trên sàn là hoàn toàn giống nhau. Vốn tự có 5% chính là tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư, tỷ lệ giải ngân 95% chính là đòn bẩy tài chính mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng.
Nếu xem kinh doanh vàng với tỷ lệ ký quỹ thấp là “ảo” và giả sử nhà đầu tư nhận định đúng xu hướng giá và thu được lợi nhuận cụ thể, liệu phải giải thích như thế nào khi kinh doanh vàng “ảo” mà lại cho ra kết quả lãi “thực”?
Nếu xem đòn bẩy tài chính 95% trong kinh doanh vàng ký quỹ là “ảo”, vậy tỷ lệ giải ngân 95% trong kinh doanh vàng truyền thống từ trước đến nay là “ảo” hết hay sao?
Hơn 10 năm qua, phần lớn các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh và cho vay vàng theo cách truyền thống đều có lãi với số liệu hạch toán, kiểm toán minh bạch. Lãi này được phân bổ thành nhiều khoản mục, trong đó có thuế nộp ngân sách và cổ tức trả cho cổ đông. Chẳng lẽ các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng nộp ngân sách “ảo” và trả cổ tức “ảo”?
Tất cả các trạng thái kinh doanh vàng ký quỹ khi chưa tất toán sẽ ở trong tình trạng lãi/lỗ tiềm năng (potential loss/profit), nhưng khi đã đóng toàn bộ trạng thái, kết quả chung cuộc sẽ là lãi/lỗ thực tế (realised loss/profit) hoặc hòa vốn (break-even), không có lãi/lỗ ảo ở đây.
Tỷ lệ ký quỹ nhiều hay ít, cao hay thấp không liên quan gì đến khái niệm “ảo”. Điều cốt lõi cần thảo luận ở đây đó là để hạn chế tình trạng đầu tư quá mức trong hoạt động kinh doanh vàng ký quỹ, nên quy định chặt chẽ về: (i) mức tỷ lệ ký quỹ hợp lý, (ii) đối tượng khách hàng tham gia, (iii) quy mô tối đa của một giao dịch, (iv) quy mô tổng trạng thái tích lũy tối đa, (v) tổng dư nợ tín dụng tối đa, (vi) cách thức bảo hiểm rủi ro, và (vii) hình thức xử lý vi phạm.
Trường hợp 3. Quy định “không được rút vàng, chỉ được rút VND” không phải là ảo
Có một vài nhận xét cho rằng nếu nhà đầu tư có trạng thái dương vàng trên sàn, nhưng không được rút vàng, mà chỉ được rút VND hoặc rút vàng trả phí, đó là kinh doanh vàng ảo.
Ngược lại, nếu nhà đầu tư được rút vàng bất cứ lúc nào, đó mới là không ảo. Nói ngắn gọn, theo lập luận này “ảo tức là không được rút vàng ra khỏi sàn”.
Tới đây, cần nhấn mạnh một lần nữa rằng hình thái vàng tài khoản (hoặc vàng trên sàn) và hình thái vàng vật chất là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau về hình thái này tất yếu dẫn đến chi phí vận hành và quản lý đối với chúng cũng khác nhau. Vì vậy, với số dư vàng trên sàn, muốn rút ra dưới dạng vật chất, chắc chắn sẽ phải trả một khoản phí, giống như “phí nhận vàng vật chất” như đã nêu trong trường hợp 1.
Có thể dẫn chứng một trường hợp tương tự về tiền mặt và tiền chuyển khoản. Một ngân hàng Việt Nam có số dư USD trên tài khoản nostro ở nước ngoài, muốn rút ngoại tệ tiền mặt phải trả phí cho ngân hàng nước ngoài. Cứ 1 USD chuyển khoản chỉ đổi được hơn 0,9 USD tiền mặt.
Có một vài nguyên nhân chính về điều khoản “không cho rút vàng”:
- Chi phí lưu kho, bảo quản, vận chuyển… rất tốn kém.
- Tính thanh khoản đặc thù của vàng vật chất là rất kém so với tiền.
- Chính sách xuất nhập khẩu vàng chưa được tự do hóa, tức phải thông qua cơ chế cấp hạn ngạch (quota). Trong điều kiện đặc thù như thế, một khi chính sách chưa giải quyết quy luật cung-cầu vàng ở tầm vĩ mô, không có bên tham gia thị trường nào có thể tự xoay xở đầy đủ nguyên liệu vàng đầu vào để gia công, chế tác thành vàng vật chất cho nhà đầu tư.
Vào thời kỳ giữa những năm 1985, có trường hợp cá nhân và doanh nghiệp đã gửi tiền vào ngân hàng và không thể rút ra theo nhu cầu, nhưng không ai gọi đó là “tiền ảo”, vì người dân hiểu rằng trong từng điều kiện kinh tế đặc thù, việc điều hòa lưu lượng tiền mặt cho cả nền kinh tế đôi khi có những bất cập trong tác nghiệp.
Tương tự như thế, sự “không-được-rút-ra” đối với vàng không phải là ảo. Điều khoản này phản ánh một thỏa thuận tự nguyện ghi rõ trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn. Nếu thấy điều khoản này bất tiện, nhà đầu tư không nên ký hợp đồng. Nếu thực sự có nhu cầu sở hữu vàng vật chất, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm đến cách thức giao dịch ngoài sàn như từ trước đến nay. Với điều khoản “không cho rút vàng”, chỉ có thể nói đơn vị tổ chức sàn có sự bất cập trong việc quản lý thanh khoản vàng vật chất.
Thậm chí trong tương lai nếu Nhà nước cho phép tự do hóa luồng dịch chuyển vàng ra vào (free inflows and outflows of gold) trong đó có tự do hóa xuất nhập khẩu vàng như Thái Lan chẳng hạn, mà các đơn vị kinh doanh vàng vẫn áp dụng điều khoản “không cho rút vàng”, điều đó vẫn không phải là ảo.
Tóm lại, có thể kết luận rằng về bản chất các hình thức kinh doanh vàng đã nêu trong bài phân tích này đều là vàng thực, vì các nhà đầu tư đều kinh doanh trên một tài sản nền có thực.
Trong lúc trà dư tửu hậu ngoài xã hội, có thể nói vui “trong thực có hư, trong hư có thực, thực thực hư hư, hư hư thực thực”. Tuy nhiên, trong kinh doanh và quản lý kinh tế, không thể dung nạp các khái niệm nước đôi theo kiểu “vừa thực, vừa ảo” đan xen lẫn lộn.
Vì vậy:
- “Vàng tài khoản” không phải là ảo, vì đó là một hình thái thể hiện của vàng được ghi chép theo đúng bản chất của sổ sách kế toán.
- “Tỷ lệ ký quỹ thấp” không phải là ảo, vì đó là phần rủi ro tối đa mà nhà đầu tư đã xác định, đối ứng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng xét duyệt.
- Điều khoản “không được rút vàng” không phải là ảo, vì điều đó vừa thể hiện một thỏa thuận tự nguyện giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng, vừa phản ánh đúng bản chất về tính thanh khoản kém của thị trường vàng trong nước, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế khách quan.
Muốn viết đúng về thị trường vàng, việc trang bị kiến thức cơ bản và cơ sở lý luận là điều cần thiết. Để quản lý và phát triển thị trường vàng một cách minh bạch và hiệu quả, nên tiếp nhận nhiều ý kiến phản biện đa chiều được tích lũy từ những kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời đối chiếu với các loại sản phẩm/dịch vụ tiên tiến về vàng trên thế giới mà ta chưa áp dụng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đồng bộ để từng bước tiến tới việc thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển của thị trường vàng trong nước so với khu vực, phù hợp với xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng.
Không có con đường tắt nào vạch sẵn ở phía trước.

BÀI II:Tổng giám đốc SJC: Nên cho phép “vàng tài khoản”

“Theo tôi, tốt nhất là khi hạn chế “vàng vật chất” thì nên cho phép “vàng tài khoản”, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nói với VnEconomy, trong cuộc trao đổi xung quanh định hướng quản lý thị trường vàng thời gian tới.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, một lần nữa, Chính phủ cũng đã nhấn mạnh định hướng “dứt khoát thực hiện lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”. Đại diện cho đơn vị kinh doanh vàng miếng lớn nhất, ông nghĩ gì về vấn đề này?

Theo tôi, có thể thấy rõ nét quan điểm Chính phủ là quyền sở hữu vàng miếng của người dân vẫn được pháp luật thừa nhận, và mục tiêu của Nhà nước là đưa vàng miếng vào thị trường có tổ chức. Cho nên, điều tôi quan tâm hiện nay là lộ trình thực hiện và hình thái thị trường có tổ chức của kinh doanh vàng miếng trong thời gian sắp tới.

Thời gian qua, tại Việt Nam, chức năng tiền tệ của vàng miếng đã giảm nhiều, chỉ còn chức năng bảo đảm tài sản và thực tế tại các nước khác trên thế giới, khi kinh tế ổn định thì người dân không giữ vàng miếng.

Việc chuyển đổi cần có lộ trình, tốt nhất là nên từ 1-2 năm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu vàng miếng. Những ngày gần đây, trước thông tin chấm dứt kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, nhiều người dân lo lắng vội bán vàng miếng để mua lại vàng vàng trang sức. Mặt hàng này đang bán chạy ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, vàng trang sức khó đảm bảo chất lượng do được sản xuất theo phương pháp thủ công, không rõ thương hiệu và trách nhiệm người sản xuất. Hạn chế mặt hàng này là mua ở đâu phải bán ở đó, đem đến nơi khác là bị đánh thấp tuổi để ép giá mua vào.

Vì vậy, mong rằng người tiêu dùng hãy bình tĩnh, không nên vội vã đổi ngay vàng miếng lấy vàng trang sức, sẽ chịu những thiệt hại không đáng có.

Tôi chắc chắn Nhà nước sẽ có lộ trình và phương án đảm bảo lợi ích cho người dân. Riêng SJC luôn có trách nhiệm đến cùng về sản phẩm vàng miếng của mình. Chúng tôi sẽ có giải pháp phù hợp sau khi Nhà nước có chủ trương cụ thể hơn.

Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, ông có thể cho biết Hiệp hội sẽ có những kiến nghị gì về vấn đề này?

Trong tình hình kinh tế hiện nay, những giải pháp lớn đặt ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP là rất cần thiết và phải quyết tâm thực hiện. Về quản lý kinh doanh vàng miếng của Nhà nước, Hiệp hội sẽ có văn bản đề xuất ý kiến theo hướng làm sao đảm bảo quyền lợi người dân. Đồng thời, kiến nghị việc nhập khẩu vàng nên gom lại một đầu mối do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.

Song song đó, cần hình thành quỹ vàng từ hai nguồn là vàng nhập khẩu và vàng mua trong dân hoặc tiết kiệm… và có thể điều tiết quỹ này, khi cần và khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế thì xuất khẩu để thu ngoại tệ về. Quỹ vàng này có thể dùng như quỹ phụ trợ cho quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Để đưa vàng miếng vào thị trường có tổ chức, về đầu ra, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sử dụng mạng lưới các ngân hàng có kinh doanh vàng, các doanh nghiệp vàng có uy tín và những doanh nghiệp này sẽ tổ chức các đại lý của mình.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất thành lập sở giao dịch vàng. Bởi theo tôi, tốt nhất là khi hạn chế “vàng vật chất” thì nên cho phép “vàng tài khoản”, có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, thành viên tham gia sở giao dịch vàng là các công ty, các ngân hàng và cho ký quỹ với tỉ lệ cao để tránh rủi ro.

Rút kinh nghiệm sàn vàng trước đây, sở giao dịch vàng cần có quy chế quản lý và được pháp luật hóa rõ ràng...

Vàng miếng SJC hiện chiếm 90% thị phần cả nước. Việc tiến tới xoá bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do ảnh hưởng thế nào đến SJC, và các ông đã lên kế hoạch chuyển đổi như thế nào?

Đến nay, qua 22 năm, SJC đã sản xuất khoảng 700 tấn vàng miếng, tương đương 20 triệu lượng. Đây là mảng hoạt động chủ lực của công ty nên nếu có thay đổi chính sách, chắc chắn SJC bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp hành, vì lợi ích quốc gia là trên hết.

SJC sẽ chuyển hướng vào thị trường vàng có tổ chức, và đẩy mạnh nhanh hơn mức vào sản xuất kinh doanh vàng nữ trang. Ngày 23/3 vừa qua, chúng tôi đã khởi công xây dựng xí nghiệp nữ trang SJC với quy mô khá lớn tại khu chế xuất Tân Thuận.

18:26 | 0 comments

Nhập môn FOREX-PHẦN III-PHÂN TÍCH Kỹ THUậT

(© Môi giới FOREX)-Sau khi cài đặt Flatform MT4 và tạo tài khoản giao dịch Ảo ( Demo) 
Đây là giao diện Flatform Mt4,khu vực quản lý quản lý tài khoản và các công cụ ỗ trợ Phân tích Kỹ thuật được bố trí như sau:
1/ Bảng tỷ giá: Click chuột phải vào bảng tỷ giá và chọn "Show All" sẽ hiển thị tất cả các cặp FOREX và GOLD ( XAUSD,XAUEUR,..)
2/ Indicator:  Khu vực thêm bớt các công cụ hỗ trợ Phân tích Kỹ Thuật.
3/ Quản lý hoạt động giao dịch: Tại đây,Trader có thể theo dõi các lệnh giao dịch đang thực thi,Đóng giao dịch,xem kết quả giao dịch,...
PHẦN I: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ ?
Phân tích kỹ thuật chẳng qua là thao tác quan sát biến động của giá trong quá khứ  để dự báo động thái tiếp theo của thị trường. Có thể hiểu đơn giản,các Trader cần nhận định xu hướng chủ đạo của thị trường để lướt theo sóng [ Xu hướng tăng thì ưu tiên BUy và nGược lại]
PHẦN II: XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG
Luôn nhơ rằng "Trend is your best Friend", đi ngược lại xu hướng không khác gì lội ngược dòng thác dữ. Hầu hết các chú Newbie ( trong đó có tôi)  mới vào nghề và sớm bi knockout do nuôi lệnh trái chiều. Hồi năm 2009, xu hướng thị trường Vàng tăng bức phá từ mức 95x lên đến hơn 1000 USD/ounce. Nhiều cụ vẫn giữ lập trường khi tình hình suy thoái,khủng hoảng toàn cầu được giải quyết triệt để thì Vàng sẽ trở về giá trị thực ( Quanh quẩn mốc 500 USD/ounce )
Thế đấy,bảo toàn vốn là qui tắc hàng đầu đối với các Trader chuyên nghiệp. Không ai có thể dự đoán chính xác 100% diễn biến của thị trường trong tương lai. Chúng ta chỉ thừa nhận trên xác suất.
Đây là RanH giới giữa Trading- Betting
Khi đánh bạc,ví dụ :
+Trò 3 cào-theo cách gọi ở miền Nam >>>Bài dùa. Khi có 10 "con bạc" thì xác suất để bạn "hốt" trọn gói chỉ có 10%.
+ Cái ( Ăn thua với nhà cái) thì xác suất thắng tối đa chỉ bằng 50%
....
Khi bỏ tiền vào các trò đỏ đen như trên thì bạn đang phó mặc hoanì toàn cho sự may mắn.
Đi vi lĩnh vc giao dch-Trading thì khác,Các Trader chuyên nghip không ph thuc vào s hên xui may ri. Mt Winner là người có th d đoán chính xác hơn 50% din biến th trường.
Cách duy nht đ làm được điu đó là xây dựng nguyên tắc giao dịch thích hợp với bản thân:
Một hệ thống nhận định thị trường để xác định cơ hội giao dịch theo tôi cần hội tụ 2 yếu tố:
+Kiên định: Trăm trận như một,đều có chung một hay vài nguyên nhân. Tránh việc thêm quá nhiều các Indicator vào một biểu đồ dẫn đến rối trí.
+ Nhất quán: Trước khi lên "sàn" TRade tiền thật,nên dành ít nhất 3 tháng TrAde nghiêm túc trên tài khoản ảo (Demo)  Mục tiêu là xây dựng nguyên tắc giao dịch với xác suất trên 70% thì có thể tung hoành ngAng dọC rồi ^^
Phương pháp xác định xu hướng của tôi dựa trên các dãy Moving Avarage và RSI momentum. RSI momentum là khái niệm tương đối phức tạp nên tôi sẽ post bài hướng dẫn chi tiết về đề tài này [ Các bạn có thể tham khảo bí mật của công cụ này tại đây: [Momentum RSI]
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DÃY MOVING AVARAGE để xác nhận xu hướng:

"Đường MA là đường vẽ theo giá cả mà không có giao động hằng ngày.
Lợi ích đầu tiên của nó là giúp bạn nhận định được xu hưóng (trendline) trong quá khứ của biểu đồ. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và phân tích MA rõ ràng thì nó sẽ cho bạn rất nhiều thông tin quý giá, giúp bạn ước đoán được khi nào mua, chờ và bán cổ phiếu.
Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách hiệu quả.
Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving Average hay Simple Moving Average). Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá cả của cổ phần trong một giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công thức sau :
p = price = giá cả, thường là giá cuối ngày ; fixing price, nhưng người ta cũng có thể tính giá cao nhất (+high) , thấp nhất (+low), hay lúc mở màn (open) của một ngày.
n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày
Vì đường trung bình này thay đổi dữ liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ giá ngày đầu tiên, thêm vào ngày cuối cùng nên người ta còn gọi là đường trung bình biến đổi hay là đường trung bình lưu động (Moving Average).

Cách sử dụng MA: Đoạn trích dưới đây hướng dẫn cách xác định xu hướng với dãy MA (Áp dụng cho tất cả các sản phẩm giao dịch. Riêng thị trường FOREX,tôi sử dụng MA 200 và MA 50 trên biểu đồ 1H để vận dụng các lý thuyết:

Công dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà tạo ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi giá cả trong quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ.
Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng: MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao và thấp.
Người ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng mua bán ở một thời gian tương đối. Còn  MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho người nào muốn mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day trading.
Theo quy  luật thông thường,  khi mà giá cả cao hơn đường MA thì bạn nên mua vào vì MA cho ta dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung bình, phe đầu tư tin tưởng vào cổ phần này và nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường Support.
Bản vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà bạn nên mua vào và nếu bạn đã mua rồi thì nên tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần đã thay đổi xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn là đi xuống:
1)     Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang mà đường giá cả (đường đen đậm)  xuyên lên  đường MA. Cổ phần đã đi ngược xu hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá.
2)     Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ phần tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường.
3)     Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ phần bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể.
4)     Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi lên rõ rệt . Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng đi lên.
5)     Khi đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược tình thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm vì trong kinh doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt. Dù những người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn những cách khác, nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán chứng khoán đừng dùng kỹ thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn phải kết hợp nhiều loại phân tích kỹ thuật khác, thông tin và kinh nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm nhiều phần thắng.
Ngược lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra hết, bán một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc này đường MA cho ta dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất tin tưởng và có nguy cơ còn xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức trung bình mà không biết nó rớt đến đâu. Đường MA có thể xem như là đường Resistance.
Bản đồ dưới đây cho bạn 5 dấu hiệu mà bạn nên bán ra hoặc bán khống vì cổ phần hết còn xu hướng đi lên mà đã bắt đầu rớt giá.
1)      Sau một thời gian đi lên, đường MA lệch ngang. Đường giá cả lại xuyên xuống đường MA. Biểu đồ cho ta thấy giá cả đã bị chựng lại và đang rớt xuống.
2)     Khi đường MA đi xuống mà đường giá vẫn xuyên qua đường MA. Đây là tình trạng cổ phiếu rớt giá rất lẹ.
3)     Khi đường giá cả chạm nhưng không xuyên qua được đường MA., cổ phiếu chạm đường resistance mà không vượt qua được.
4)     Khi đường giá cả xuyên qua đường MA nhưng đường MA vẫn còn xu hướng đi xuống.
5)     Nếu giá cổ phần lên quá xa đường MA thì người ta khuyên bạn nên bán vì cổ phần có thể tự điều chỉnh làm rớt giá cổ phần, bạn sẽ mất cơ hội bán nó khi nó ở mức cao nhất. Nhưng theo chúng tôi nghĩ,  bạn không nên bán mà nên đặt lệnh stop loss gần sát với giá đang niêm yết. Nếu cổ phần tự điều chỉnh thì cổ phần của bạn vẫn được bán đi, bạn có thể mất chút đỉnh lợi nhuận nhưng nếu nó lên tiếp thì nó vẫn còn cơ hội sinh sôi  nảy nở cho bạn nhiều tiền hơn. Còn một cách khác nữa là bán một phần cổ phiếu, lấy tiền gốc ra và để số cổ phiếu còn lại làm phần lời.-HƯỚNG DẪN CÁCH CHỐT LỜI MỘT PHẦN TẠI ĐÂY
17:35 | 1 comments

Welcome Guys

AforexZ Blog là trang tin bàn luận các chủ đề xoay quanh thị trường, Sàn giao dịch Broker , thông tin khuyến mãi và các phương pháp giao dịch hiệu quả .

Blog Archives